Hướng dẫn thi công xử lý mạch ngừng bê tông đúng kỹ thuật

5/5 - (1 bình chọn)

Xử lý mạch ngừng bê tông là một công đoạn quan trọng nhằm đảm bảo sự chất lượng liên kết của công trình. Vậy mạch ngừng bê tông là gì? Thi công mạch ngừng như thế nào hay có nên làm nhiều mạch ngừng không? Mọi câu hỏi của các bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mạch ngừng bê tông là gì?

Mạch ngừng là vị trí mà tại đó công đoạn đổ bê tông bị gián đoạn, được xem xét để bố trí tại những điểm nhất định. Tại những vị trí cụ thể này, khối bê tông sau được tiếp tục đổ khi lớp bê tông cũ trước đó đã hơi đông.

Mạch ngừng thi công bê tông là vị trí có gián đoạn kỹ thuật có chủ đích, đồng thời cũng là mối nối lớp bê tông trước và sau. Trong điều kiện bất khả kháng thì mạch ngừng sẽ xuất hiện như không thể đảm bảo tiêu chuẩn đúc bê tông liên tục, không đủ thời gian thi công hoặc sự cố khiến công tác thi công phải tạm dừng.

Mạch ngừng bê tông là gì?
Mạch ngừng bê tông là gì?

Trong xây dựng, mạch ngừng là vị trí yếu điểm của một hệ thống kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Chính vì vậy, kích thước của mạch ngừng phải được làm tối thiểu nhất có thể:

  • Chiều dài của mạch ngừng là ngắn nhất.
  • Mạch ngừng càng thẳng, càng ít gấp khúc càng tốt.
  • Mặt mạch ngừng cần được thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt của mạch ngừng là nhỏ nhất.

Xem thêm : Hướng dẫn cách xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả 100%

Đặc điểm của mạch ngừng bê tông

Khi phần bê tông được đổ trước đã đã chuyển sang giai đoạn đóng rắn và ninh kết thì không được phép đổ thêm lớp bê tông mới vào đó. Điều này sẽ khiến phá vỡ vĩnh viễn các mối nối liên kết vừa mới được hình thành trong lớp vữa bê tông

Cần phải cố định cho bê tông cũ ổn định trong khuôn đúc bê tông, cho đến khi bê tông cũ đông kết và đóng rắn xong hoàn toàn, thì mới được đổ tiếp. Từ đó mà hình thành nên mạch ngừng tại vị trí tạm ngừng thi công này

Do mạch ngừng sẽ tạo nên điểm yếu ảnh hưởng đến tính toàn khối của bê tông, vậy tốt nhất là tiến hành thi công liên tục, không để xuất hiện mạch ngừng. Khi bắt buộc phải để, vị trí của nó phải được tính toán kỹ lưỡng tại những vị trí phù hợp nhất định.

Cách xử lý mạch ngừng bê tông đúng kỹ thuật

Mạch ngừng là một công đoạn có lẽ rằng bắt buộc phải thực hiện và đòi hỏi nhiều yếu tố để đảm bảo cho toàn bộ công trình được đảm bảo chất lượng. Vậy phải làm gì và làm như nào cho đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật thì Chống thấm Hà Nội sẽ chỉ cho các bạn như dưới đây:

Thời gian ngừng

Mạch ngừng nên được xử lí chuẩn
Mạch ngừng nên được xử lí chuẩn

Mạch ngừng là khoảng phân cách giữa lớp bê tông cũ và mới. Trong giai đoạn thi công lớp sau thì giữa hai lớp bê tông này sẽ có hai cường độ chắc khác nhau (R1: cường độ lớp bê tông cũ, R2: cường độ lớp bê tông mới).

Nếu thời gian dừng kéo quá lâu thì R1 > R2 sẽ làm hạn chế khả năng bám dính của hai lớp bê tông trước và sau. Nếu thời gian ngừng lại quá ngắn thì R1 rất nhỏ. Điều này làm cho trong quá trình thi công lớp bê tông thứ hai sẽ bị nứt, hay sứt mẻ lớp bê tông đã đổ do yếu tố kỹ thuật như dầm, đi lại, hay do cốt thép gây ra …

Thời gian ngừng phù hợp là T = (20 ÷ 24)h. Lúc đó lớp bê tông cũ đã đổ sẽ đạt được cường độ tối thiểu R1 = 25 kg/cm2 – cường độ an toàn để thi công lớp tiếp theo

Vị trí mạch ngừng bê tông

Yêu cầu chung cần thiết của mạch ngừng:

  • Mạch ngừng cần phải phẳng và có phương vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.
  • Đối với những mạch ngừng đứng thì phải sử dụng khuôn ở chỗ tạo mạch ngừng nhắm giữ ổn định.
  • Đối với mạch ngừng nằm ngang thì nên đặt ở vị trí thấp hơn so với đầu mút ván khuôn khoảng từ 3 – 5 cm.

Vị trí thường xuất hiện:

  • Tại nơi kết cấu có thay đổi hình dáng, tiết diện đột ngột như ở chân tường, mái vòm,….
  • Tại nơi có sự thay đổi phương chịu lực.
  • Tại nơi có tác động của toàn nội lực nhỏ, tác động của lực cắt nhỏ.

Vị trí đặt mạch ngừng hợp lí của một vài kết cấu thi công:

  • Đối với hạng mục chịu nén: Có thể đặt mạch ngừng tại bất kỳ vị trí nào thuận lợi cho quá trình thi công.
  • Đối với hạng mục chịu uốn: Không nên đặt tại vị trí mà mô-men có khuynh hướng tách hai lớp bê tông ngăn cách bởi mạch ngừng trong vùng chịu kéo.
  • Hạng mục chịu cắt: Mạch ngừng cần được đặt tại vị trí có lực cắt nhỏ.
  • Công trình thi công có móng giật cấp: Vị trí mạch ngừng đặt ngay tại mặt thay đổi tiết diện: I – I.
  • Công trình thi công giữa cột – móng: Mạch ngừng đặt tại mặt móng II – II

Phương pháp thi công mạch ngừng

Thi công mạch ngừng và Xử lý chông thấm mạch ngừng nếu cần
Thi công mạch ngừng và Xử lý chống thấm mạch ngừng nếu cần

Khi thi công mạch ngừng, cần phải được tính toán, xử lý kỹ lưỡng để hai lớp bê tông mới và cũ kết dính chặt chẽ với nhau. Nếu có sử dụng biện pháp chống thấm thì tại vị trí mạch ngừng cần đặt băng cản nước, đặc biệt là với mạch ngừng thi công sàn. Thông thường, các đơn vị xây dựng, thi công sử dụng biện pháp như dưới đây:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ phần cần thi công và tưới nước + xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ để tạo sự liên kết cần thiết giữa 2 lớp.

Bước 2: Đánh bề mặt sao chi xù xì, đục bỏ những phần bê tông không đạt chất lượng, nhất là trong mạch ngừng đứng.

Bước 3: Sau khi tưới nước xi măng, đối với mạch ngừng ngang thì cho thêm một lớp vữa xi măng mác dày khoảng 2 – 3cm trước khi đổ bê tông mới. Đây sẽ là tác nhân kết nối giữa 2 lớp bê tông

Bước 4: Sử dụng chất phụ gia kết dính và chống thấm nếu cần cho mạch dừng nhă

Bước 5: Đặt sẵn lưới thép tại vị trí mạch ngừng khi thi công lớp bê tông trước

Xem thêm : Hướng dẫn xử lý mốc tường hiệu quả, triệt để nhất

Trên đây là cách xử lý mạch ngừng bê tông chuẩn kỹ thuật nhất mà các bạn nên tham khảo. Nếu còn có gì thắc mắc về Dịch vụ chống thấm dột tại Hà Nội thì xin liên hệ với chúng tôi qua hot line 0967009312 để được tư vấn và tìm cách xử lý phù hợp nhất.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0398470080
Contact