Phương pháp chống thấm bể nước các loại an toàn, hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Chống thấm bể nước ăn hay bể nước ngầm, bể hóa chất, nước thải là một công đoạn quan trọng vì bể chứa nước có tác dụng trữ nước cho gia đình để sử dụng trong nhiều ngày tới. Công trình này đóng một vai trò thiết yếu với cuộc sống vì trực tiếp cung cấp nguồn nước cho bạn và gia đình.

Vậy chống thấm bể nước sao cho chuẩn thì hãy cùng Chống thấm dột tại Hà Nội đi tìm hiểu nhé!

Sự cần thiết của việc chống thấm bể nước

Bể nước là nơi lưu trữ nguồn nước dùng cho sinh hoạt của bạn và gia đình. Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sinh hoạt và duy trì đời sống của con người. Nguồn nước trong bể sẽ trực tiếp được lấy ra sử dụng cho những người trong gia đình bạn.

Vì thế chống thấm là một công đoạn cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả bạn và người thân trong gia đình.

Bể nước bị thấm, rò rỉ
Bể nước bị thấm, rò rỉ

Tình trạng bể nước bị thấm ngược, rò rỉ sẽ có tác hại vô cùng to lớn như sau:

  • Tạo cơ hội để các nguồn nước từ bên ngoài môi trường cùng vô số loài vi khuẩn, các chất hóa học còn tồn đọng… có thể xâm nhập vào bên trong bể
  • Nguồn nước bị nhiễm bẩn sẽ khiến ta bị bệnh khi sử dụng nguồn nước đó, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
  • Nước bị thấm qua các vết nứt sẽ làm cho ngày càng nứt to hơn, khiến mất thẩm mỹ cho bể nước
  • Nếu là bể chứa nước thải hoặc bể chứa hóa chất thì khi rò rỉ ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống những người xung quanh
  • Nước bị rò rỉ, tràn ra bên ngoài bể gây lãng phí tiền bạc còn gây nhếch nhác, ướt bẩn.

Chính vì những lí do trên mà dịch vụ chống thấm bể nước cùng các dịch vụ khác là vô cùng cần thiết. Nếu như hiện tượng thấm bể nước xảy ra hãy tìm ngay các biện pháp và xử lý ngay lập tức một cách cẩn thận.

Những nguyên nhân gây ra thấm bể nước

Sau một thời gian sử dụng, bể nước của bạn bị xuống cấp hoặc chỉ đơn giản là vào một ngày không đẹp trời, bạn thất bể nước của bạn bị rò rỉ, thấm, mực nước không dùng mà cũng bị giảm mạnh,…

Bể nước bị vỡ gây rò rỉ nước
Bể nước bị vỡ gây rò rỉ nước

Đó chính là bởi vì một vài lý do như sau:

  • Do chất lượng vật liệu sử dụng thi công: Trong quá trình xây dựng không sử dụng thêm vật liệu chống thấm hoặc quy trình không đảm bảo yếu tố chuyên môn
  • Có thể do tác nhân vật lý tác động trực tiếp vào bể nước như đạp, va chạm
  • Có thể do bể xây đã bị xuống cấp, không được bảo dưỡng định kỳ dẫn đến rò rỉ trầm trọng hơn

Khi thi công công chống thấm cho bể nước thì chúng ta sẽ phân ra theo từng mục đích cần để thi công như sau

Chống thấm bể nước sinh hoạt, bể nước ăn, bể nước ngầm

Chống thấm bể nước sinh hoạt bằng sơn Epoxy

Sơn epoxy chống thấm là phương pháp được rất nhiều người sử dụng bởi những ưu điểm mà nó mang lại:

  • Có độ đàn hồi tốt nên sẽ không sợ hiện tượng bị nứt
  • Có tác dụng chống thấm tuyệt đối và không bị ẩm mốc
  • Chống trơn trượt khi có đảm bảo sự an toàn mọi người
  • Thích nghi tốt, bám dính bền chặt trên mọi bề mặt vật liệu khác nhau như: bê tông, gỗ thép, gạch, kính,…
  • Sơn Epoxy rất bền màu và chống chọi lại được thời tiết khắc nghiệt
  • Khả năng chịu áp lực nước thủy tĩnh tốt
  • Có tính thẩm mỹ cao

Quy trình thực hiện chống thấm bể nước bằng sơn Epoxy:

Chống thấm bể nước bằng sơn Epoxy
Chống thấm bể nước bằng sơn Epoxy

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, xử lý bề mặt sàn 

  • Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt càng tốt thì hiệu quả chống thấm càng cao.
  • Xử lý tốt sẽ làm tăng độ bám dính của sơn Epoxy chống thấm cho bể nước.
  • Xử lý mặt sàn là bao gồm việc làm sạch các lớp vữa thừa, những mảng sơn cũ hay bụi bẩn, dầu mỡ

Bước 2: Thi công chống thấm bể nước

  • Đầu tiên, cần tiến hành phủ lớp sơn lót. Sau đó để cho lớp sơn lót khô thì thi công lớp sơn chống thấm bể nước chính
  • Đây là lớp sơn quan trọng bởi chúng sẽ làm tăng độ bám dính cho lớp sơn Epoxy chống thấm ở các bước tiếp theo.
  • Khi thi công nên phủ 2 lớp chống thấm. Mỗi lớp là hỗn hợp chống thấm gồm có keo Epoxy và chất chống thấm Epoxy.
  • Sau khi sơn lớp thứ nhất cần để cho lớp cũ được khô trong vòng 6 tiếng sau mới được sơn lớp tiếp theo.

Bước 3: Thi công lớp sơn phủ

  • Bước này cần được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận khi thi công vì nó quyết định tính thẩm mĩ cho mặt sàn và giúp cho bề mặt chức năng bảo vệ của lớp sơn được tốt ưu nhất.
  • Màu sơn thường được lựa chọn là màu xanh da trời vì nó tạo cảm giác tươi sáng, mát mẻ và có tính thẩm mỹ phù hợp với bể nước.

Lưu ý khi sử dụng sơn Epoxy

  • Khi tiến hành sơn lớp sơn phủ cần chú tâm hơn để tạo được độ đồng đều cho lớp phủ.
  • Như vậy sẽ mang lại sự thẩm mỹ cho mặt sàn bể nước và tránh tạo ra các lỗi lồi lõm ảnh hưởng đến chất lượng

Chống thấm bể nước sinh hoạt bằng phụ gia Sikatop Seal 107

Sikatop Seal 107 là một loại phụ gia chống thấm gồm 2 thành phần gốc xi măng chuyên sử dụng cho chống thấm các hạng mục  như là: bể nước ăn, bể nước ngầm, chống thấm bể bơi nhà vệ sinh,…

Được ưu tiên lựa chọn cho các hạng mục chống thấm quan trọng vì Sikatop sẽ có những ưu điểm vô cùng nổi trội. Một số ưu điểm của Sikatop Seal 107 có thể kể đến:

  • Công đoạn thi công dễ dàng bằng cọ nên có thể tự thực hiện
  • Có chứng nhận an toàn về việc tiếp xúc với nước sinh hoạt
  • Tiết kiệm thời gian thi công
  • Có độ bám dính với bề mặt tốt, độ bền cao, khó bong tróc.

Cách chống thấm bể nước sử dụng Sikatop Seal 107:

Chống thấm bể nước bằng SIka
Chống thấm bể nước bằng SIka

Bước 1: Thực hiện chuẩn bị bề mặt

  • Làm sạch bề mặt bằng cách vệ sinh thật sạch sẽ, không dính bụi bẩn, dầu mỡ hay vụn vữa thừa.
  • Nếu cần làm phẳng bề mặt lồi, lõm hay tạo góc tường thì có thể dùng Sika Latex với cách trộn như sau: Sika Latex : Nước theo tỉ lệ 1 : 1, sau đó trộn tiếp thêm 4kg xi măng.
     – Lưu ý: Dùng Sika Latex với Nước phải có xi măng.
  • Làm ẩm bề toàn bộ bề mặt bê tông bằng cách tưới nước cho đến khi bão hòa bề mặt, nhưng không được để bị đọng nước.

Bước 2: Tiến hành trộn Sikatop Seal 107

  • Cho thành phần A của hợp chất vào thùng trộn. Sau đó cho từ từ đổ thành phần B (bột mịn) vào theo tỉ lệ A : B = 1: 4
  • Vừa đổ vừa dùng cần trộn điện tốc độ chậm khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.

Bước 3: Thi công lớp chống thấm bể nước chính

  • Thông thường khi thi công, người ta phủ từ 2 – 3 lớp nguyên vật liệu tùy theo mức độ bảo vệ cần thiết
  • Thi công lớp Sikatop Seal 107 đầu bằng cọ bay hoặc súng phun với định mức 2kg/m2
  • Sau khi thi công lớp thứ nhất, phải đợi khoảng 4 tiếng để cho lớp cũ khô
  • Sau đó tiến hành thi công lớp thứ hai bằng cọ, bay hoặc súng phun.
  • Bạn có thể dùng miếng xốp để xoa phẳng, mịn bề mặt làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình
  • Chờ thêm khoảng 1 ngày là bạn có thể dán gạch hoặc thi công thêm các lớp trên cùng.

Chống thấm bể nước sử dụng màng khò nóng 

Màng khò nóng là hai vật liệu thi công khá phổ biến trong dịch vụ chống thấm, mang lại chất lượng chống nước tuyệt đối nếu thi công đúng quy trình. Ngoài bể nước ra thì màng khò nóng cũng được sử dụng rộng rãi trong chống thấm.

Chống thấm bể nước sử dung màng khò nóng
Chống thấm bể nước sử dung màng khò nóng

 

Bước 1: Vệ sinh bề mặt bê tông thi công

  • Cần đảm bảo cho bề mặt cần chống dính không dính các bụi bẩn, vữa thừa, dầu mỡ, rác thải,…
  • Cần trám phẳng những chỗ bị lồi, lõm
  • Sau đó nếu bề mặt bê tông xốp thì cần làm ẩm bề mặt đến bão hòa

Bước 2: Quét lớp tạo dính (Lớp lót) lên bề mặt thi công

  • Dùng con lăn sơn để quét lớp tạo kết dính sao cho mỏng, đều và phủ được kín bề mặt cần thi công chống thấm.

Bước 3: Dán màng chống thấm bể nước

  • Sau khi lớp lót khô thì tiến hành dán màng chống thấm
  • Đo kích thước lớp màng cho phù hợp. Để thừa khoảng 7 – 10 cm ở mép màng để chống mép.
  • Sau đó đặt các lớp màng vào vị trí cần dán, để bề mặt khò dính úp vào mặt nền
  • Dùng con lăn và khò lửa vừa khò vừa ép xuống bề mặt bê tông.
     – Lưu ý: nên lăn đều tránh để cho xuất hiện các bóng khí ở giữa tấm màng sẽ dễ gây rách, bục làm tổn hại đến lớp chống thấm
  • Chỗ các mép giữa 2 tấm màng cần dán chồng lên nhau từ 7 – 10 cm và ở các góc chân tường cần dán thừa lên 15 cm

Bước 4: Kiểm tra lại và nghiệm thu với nước

  • Sau khi thi công cần kiểm tra lại xem có chỗ màng nào bị phồng bóng khi không, có chỗ nào dính chưa đều hay không
  • Nếu có tình trạng xuất hiện bóng khí cần chọc thủng và dán đè 1 lớp màng chống thấm khò nóng khác vá lên chỗ lỗ thủng đó

Chống thấm bể nước sử dụng màng Bitum tự dính

Màng Bitum tự dính có đặc điểm giống với màng khò nóng nhưng chỉ khác cách thi công

Các bước thi công màng bitum tự dính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công 

(Giống màng khò nóng)

Bước 2: Thi công 1 lớp lót

(Giống với màng khò nóng)

Bước 3: Thi công màng tự dính chống thấm bể nước

  • Đo và cắt màng theo kích thước. Để thừa từ 5 – 10 cm để chồng mép
  • Bóc lớp bảo vệ dính và tiến hành dán. Mỗi lần không nên bóc quá 30cm. Dán đến đâu dùng con lăn miết chặt đến đó.
  • Cần làm đều tay tránh để dính bóng bóng khí dưới tấm màng.

Bước 4: Bảo dưỡng và nghiệm thu

Xử lý chống thấm bể nước bằng Maxka

Đây là phương pháp có thể sử dụng vừa sơn hoặc có thể làm chống thấm ngược cho lớp bê tông của bể nước ngầm.

Ưu điểm của việc xử lý chống thấm bể nước bằng vật liệu Maxka

  • Có khả năng thẩm thấu, hòa trộn vào lớp bê tông thi công tạo thành lớp bảo vệ chống thấm ngăn nước thấm qua.
  • Khi gặp nước sẽ xuất hiện phản ứng đông cứng nên độ bền vô cùng cao.

Quy trình chống thấm:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công bằng cách loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, vụn vữa,…
  • Vệ sinh là công đoạn quan trọng quyết định đến kết quả của quá trình chống thấm
  • Vệ sinh càng sạch thì độ bám dính của vật liệu càng tốt, hiệu quả càng cao
  • Sau đó cần làm ẩm bề mặt nhưng không được để bị đọng nước lại

Bước 2: Tạo lớp màng chống thấm bể nước (Ngay khi thi công)

  • Thi công lớp phủ chống thấm ngay sau khi thi công lớp bê tông cốt thép và lớp lót chống thấm.
  • Mục đích của lớp phủ là để vật liệu thẩm thấu vào trong bê tông tạo lớp ngăn nước thấm ngược từ nền đất lên và từ bể thấm ra ngoài.
  • Đợi lớp thứ 1 khô thì tiến hành thi công lớp thứ 2 và phủ lớp vữa bảo vệ thật nhão, độ dày 10mm lên trên bề mặt.

Bước 3: Láng màng phủ lót lên bề mặt nền móng bê tông của bể (Sau khi lớp lót khô)

  • Phủ lớp vữa trộn với vật liệu chống thấm Maxka (khi lớp bê tông còn ẩm) đầu tiên lên bề mặt bê tông.
  • Phủ tiếp lớp thứ 2. Mỗi lớp dày 2mm.
  • Tùy theo mức độ bảo vệ yêu cầu mà phủ thêm lớp thứ 3 hay không. 2 lớp là đã đạt được hiệu quả tốt

Lưu ý:

  • Nên thi công tránh giẫm lên bề mặt mới khi thi công còn ướt gây ảnh hưởng tới chất lượng
  • Nên phủ 1 lớp vữa loãng Maxka chuyên dụng cho mạch ngừng tường và sàn
  • Đối với lỗ ống xuyên sàn, sử dụng băng trương nở quấn quanh ống. Sau đó, dùng bay trát hỗn hợp Maxka lên quanh cổ ống và miết thật chặt.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu

  • Sau khoảng 12h đồng hồ, tiến hành bảo dưỡng bề mặt và kiểm tra chống thấm bằng nước

Xem thêm : Chống thấm tầng hầm triệt để

Chống thấm bể nước ngầm sử dụng các vật liệu gốc xi măng

Hiện nay, nhiều gia đình đã làm bể nước ngầm để tiết kiệm diện tích. Ngoài áp dụng các phương pháp ở trên, ta có thể chống thấm bể nước ngầm sử dụng vật liệu gốc xi măng.

Quy trình sử dụng vật liệu gốc xi măng chống thấm bể nước
Quy trình sử dụng vật liệu gốc xi măng chống thấm bể nước

Một vài ví dụ có thể kể đến là Quicseal 144, Quicseal 104, Quicseal 104s. Đây là các vật liệu gốc xi măng phù hợp làm vật liệu chống thấm bể nước ngầm, bể cá, hồ hoa,…

Quy trình chống thấm bể nước ngầm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm

  • Vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ, không dính bụi bẩn, rác thải, vụn vữa, dầu mỡ
  • Trám phẳng bề mặt những chỗ bị lồi, lõm
  • Tiến hành tưới nước làm ẩm bề mặt nhưng không được để cho có nước đọng. Việc này giúp cho mặt sàn bê tông không bị háo nước
  • Tiến hành bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng và Sika latex hoặc Sika latex TH
  • Quét 1 lớp chống thấm mỏng và dán lưới thuỷ tinh bo góc với độ rộng từ 10cm – 15cm

Bước 2: Thi công chống thấm

  • Bình thường ta nên thi công 2 đến 3 lớp chống thấm để đảm bảo độ che phủ và bảo vệ.
  • Thi công lớp thứ nhất. Lớp sau cần đợi cho lớp trước được khô rồi mới tiến hành theo chiều vuông góc với lớp cũ.
  • Độ dày từng lớp phủ là xấp xỉ 1mm với định lượng từ 1kg – 2kg/ m2. Nên cho nhiều người thi công cùng lúc để bề mặt được khô một cách đồng đều
  • Sau khi hoàn thiện nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ gồm xi măng và cát lên trên bề mặt lớp chống thấm

Chống thấm bể xử lý nước thải

Chống thấm bể nước thải, chất thải sinh hoạt, chất thải hóa học tại các xưởng sản xuất, nhà máy xí nghiệp, các Khu công nghiệp là không thể nào thiếu. Bể chứa chất thải có vô cùng nhiều loại tạp chất khac nhau, kiềm, axit,… có tính ăn mòn rất cao. Vì vậy, việc thực hiện chống thấm cho bể xử lý nước thải là công đoạn chắc chắn phải thực hiện. Không chỉ tiết kiện thời gian xư lý thuận lợi hơn mà còn giúp tăng tuổi thọ cho công trình.

Quy trình xử lý chống thấm bể nước thải cần phải được tiến hành kỹ lưỡng từ khâu chọn vật liệu cho đến hoàn thiện nên cần thực hiện bởi các bên thi công chuyên nghiệp như Chống thấm Hà Nội.

Vật liệu có thể dùng chống thấm bể xử lý nước thải

Các vật liệu chống thấm cho bể xử lý nước thải khá đa dạng: có thể kể đến như Tinh thể thẩm thấu Penetron Admix,  Màng Brushbond FLXIII hay Màng Mixseal 230, Màng Seal Coat…

Ngoài ra, khi tiến hành thi công chống thấm bể nước thải cần sử dụng một số vật liệu để thi công ở các khe co giãn hoặc mạch ngừng như: Sika Waterbar, Thanh trương nở Hyperstop DB 2010, 2015,..

Không chỉ vậy các vị trí cổ ống cũng cần sử dụng vật liệu chuyên dụng để chống thấm tốt nhất. Đây là những vị trí bê tông có kết cấu khá yếu, vì vậy cần chú trọng chống thấm hơn

Lưu ý: Khi chọn nguyên vật liệu đẻ thi công chống thấm cho bể xử lý nước thải cần có độ bền cao, kháng hóa học tốt, có thể ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn, chịu được sự mài mòn theo thời gian hoặc va đập cao.

Quy trình chống thấm bể xử lý nước thải

Chống thấm cho bể xử lý nước thải cần tiến hành theo quy trình trình cụ thể như sau:

Bước 1: Xử lý bể mặt.

  • Với bể cũ thì cần được làm sạch rong, rêu hoặc các tạp chất bẩn bám trên bề mặt. Gia cố lại kết cấu bê tông tại những vị trí nứt hoặc yếu cần được trám vá lại
  • Với bề mặt bê tông mới cần tiến hành kiểm tra tuổi của bê tông, trám các vết nứt hoặc củng cố các vị trí lỗi nếu cần thiết
  • Bề mặt đáy bể, thành bể phải đáp ứng độ đặc, chắc, khô ráo, sạch sẽ. Như vậy thì hiệu quả mới đạt được tối đa

Bước 2: Trộn vật liệu

  • Một số loại vật liệu gồm 2, 3 thành phần cần được phối trộn theo tỷ lệ được chỉ định.
  • Các vật liệu dạng bột khô cần được pha với nước để tạo thành hỗn hợp đồng nhất có độ sệt mong muốn trước khi thi công

Bước 3: Thi công lớp lót

  • Sau khi phối trộn vật liệu cần thiết, phủ một lớp lót mỏng lên bề mặt bể nước thải trước.
  • Sau khi phủ xong cần chờ cho lớp lót khô mới được tiến hành thi công bước tiếp theo.

Bước 4: Thi công lớp phủ

  • Dùng con lăn, cọ hoặc sùng phun thi công lớp phủ trên bề mặt đã được sơn lót
  • Lớp phủ có tác dụng liên kết cùng lớp lót làm tăng độ bám dính của sản phẩm
  • Lớp phủ có thể thi công hai hoặc ba lớp tùy theo mức độ bảo vệ yêu cầu thi công, tuy nhiên trước khi thi công lớp thứ hai cần chờ lớp thứ nhất khô. Lớp thứ 2 cần được thi công theo phương xuông góc với hướng quét của lớp thứ nhất.

Bước 5: bảo dưỡng sau thi công

  • Việc bảo dưỡng vô cùng cần thiết trong việc chống thấm bể xử lý nước thải. Bảo dưỡng tốt sẽ giúp bể luôn có chất lượng tốt hơn, tuổi thọ cao hơn.

Chống thấm bể hóa chất

Tại nhiều khu công nghiệp cần sử dụng các hóa chất để tiến hành sản xuất nên chống thấm bể chứa hóa chất tốt sẽ giúp đảm bảo an toàn với sức khỏe con người, tránh ô nhiễm môi trường.

Chống thấm bể hóa chất
Chống thấm bể hóa chất

Đặc trưng của các bể hóa chất là có nhiều chất axit, ba zơ khiến độ ăn mòn vô cùng cao nên việc đảm bảo chống thấm bể chứa hóa chất cần chuyên môn cao và sử dụng các vật liệu đặc thù.

Vật liệu chống thấm cho bể hóa chất

Để chống thấm bể hóa chất, có thể sử dụng một số sản phẩm Sika gốc xi măng như: SikaTop Seal 107, Sikatop Seal 109…
Hoặc có thể sử dụng một số sản phẩm gốc xi măng khác như: Aquafin 2k, Penetron Admix, Lớp Phủ Tinh Thể Thẩm Thấu Penetron, Seal Coat, Brushbond FLXIII, Mixseal 230, Nitocote CM210…

Chống thấm bể hóa chất như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt bể hóa chất

  • Với các bể hóa chất mới cần làm sạch bề mặt sao cho không còn bụi bẩn, vụn xi măng, dầu mỡ… Làm ẩm cho bề mặt nếu thời tiết quá hanh khô hoặc bề mặt xốp và hút nước .
  • Với các bể hóa chất cũ thì cần vệ sinh sạch và cải tạo lại bề mặt. Cả 2 loại bể hóa chất mới và cũ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để việc chống thấm đạt kết quả cao nhất
  • Cần đảm bảo bề mặt sạch và phẳng trước khi chống thấm để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất.

Bước 2: Thi công lớp lót lên bề mặt

  • Dùng SikaTop Seal 107 để thi công lớp lót cho bề mặt. Lớp lót giúp tăng độ liên kết của vật liệu chống thấm và lớp bê tông cũ/mới.
  • Trộn hai thành phần của sika theo đúng tỷ lệ chỉ định trên bao bì
  • Dùng máy trộn chuyên dụng tốc độ chậm để trộn đều dến khi đạt độ sánh mong muốn
  • Sử dụng bay thép trát đều lớp lót lên bề mặt cần thi công và chờ trong khoảng 6 tiếng để khô

Bước 3: Thi công lớp chống thấm

  • Sau khi lớp lót khô, thi công các sản phẩm chống thấm khác theo độ bảo vệ yêu cầu. Thông thường sẽ thi công từ 2 – 3 lớp
  • Để củng cố thêm độ vững chắc cho bể nước thải có thể dùng thêm lưới thủy tinh để gia cố.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng thêm vật liệu composite để tăng cường khả năng chống thấm bằng cách phủ lên sau khi thi công chống thấm cho bể nước thải

Bước 5: Bảo dưỡng sau thi công

  • Sau thi công, cần bảo dưỡng bề mặt bằng cách khô từ từ.
  • Có thể cấp ẩm để bề mặt không khô quá nhanh gây ra nứt, vỡ. Đặc biệt khi thi công trên bề mặt bê tông mới, điều này càng cần chú ý hơn.

Bảng báo giá dịch vụ chống thấm bể nước các loại

Lưu ý: bảng giá dưới đây chỉ là mang tính chất tham khảo. Tùy theo điều kiện thi công, hạng mục thi công và giá vật liệu thị trường mà báo giá thi công bể nước sẽ có thay đổi. Liên hệ tới số 0398470080 để được báo giá chi tiết nhất.

Các loại Bể nước Cần Thi Công Chống ThấmĐơn Giá/m2
Chống thấm bể chứa chung180.000 – 350.000
Chống thấm bể nước sinh hoạt360.000
Chống thấm bể chứa hóa chất310.000
Chống thấm bể xử lý nước thải310.000
Chống thấm bể chứa đặc biệt510.000

Đơn vị thi công chống thấm bể nước uy tín, an toàn, nhanh chóng nhất

Hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty nhận dịch vụ chống thấm bể nước sinh hoạt, bể nước ngầm,… Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể thi công một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đẹp đẽ, sạch sẽ như Chống thấm Hà Nội.

Không chỉ sở hữu nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ thợ thi công lành nghề mà còn có những công nghệ đi đầu tiên phong trong thị trường hiện nay. Chống thâm tại Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế của mình trong dịch vụ Chống thấm bể nước tại Hà Nội và các tỉnh trên khắp cả nước.

Chống thấm Hà Nội xin cam kết khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi với mọi khách hàng rằng:

  • Giá cả luôn ở mức hợp lí, không nâng khống, bán láo
  • Tư vấn dịch vụ miến phí để tìm ra phương án phù hợp nhất với kinh tế của khách hàng
  • Bảo hành lâu dài lên đến hơn 10 năm
  • Thực hiện sửa chữa, thi công lại miễn phí nếu vẫn thấm dột
  • Quy trình chuyên nghiệp. hiện đại, đội ngũ thợ chất lượng cao
  • Dọn dẹp công trường sau thi công sạch sẽ
  • Tư vấn viên được đào tạo bài bản sẽ mang đến sự thuận tiện và hài lòng cao nhất
  • Chống thấm bể bơi là một công đoạn vô cùng quan trọng quyết định đến trải nghiệm chất lượng, bảo toàn tuổi thọ cho bể nước ăn, nước ngầm.

Chúng tôi luôn sẵn lòng đồng hành với khách hàng trong mọi công trình. Việc của bạn chỉ cần tin tưởng vào tay nghề của chúng tôi.

Lựa chọn Chống thấm dột tại Hà Nội để thực hiện chống thấm bể bơi sẽ là quyết định mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Cảm ơn các khách hàng đã quan tâm tin tưởng chọn dịch vụ của chúng tôi

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0333088889
Contact