Chống thấm tầng hầm là không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Bởi tầng hầm là phần dưới đất của một ngôi nhà nên thường hay bị ảnh hưởng bởi sự ẩm ướt, nước mưa, mạch nước ngầm trong lòng đất. Quy trình này cần đảm bảo sự chuyên nghiệp để tránh tạo ra sự bảo vệ cần thiết cho phần nền móng của ngôi nhà.
Vậy chống thấm tầng hầm ra sao cho hiệu quả thì các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1 Lý do cần phải chống thấm tầng hầm
- 2 Những nguyên nhân khiến phải chống thấm tầng hầm
- 3 Các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất
- 4 Chống thấm cho vách tầng hầm
- 5 Chống thấm sàn đáy của tầng hầm
- 6 Chống thấm tầng hầm bằng Sika
- 7 Chống thầm tầng hầm bằng màng tự dính
- 8 Chống thấm tầng hầm bằng màng Bitum khò nóng
- 9 Chống thấm tầng hầm bằng các loại sơn chống thấm
- 10 Thi cống chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm
- 11 Bảng báo giá dịch vụ chống thấm tầng hầm
- 12 Đơn vị thi công chống thấm uy tín, hiệu quả, phải chăng tại Hà Nội
Lý do cần phải chống thấm tầng hầm
Nhiều người đã từng nghĩ rằng việc chống thấm là không cần thiết có thể vì lý do chủ chủ quan nghĩ rằng bê tông tự chống thấm hoặc không có kinh phí. Nhưng yếu tố chống thấm lại là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến sự bền lâu của một công trình.

Đối với tầng hầm thì điều này còn được thể hiện rõ hơn nữa qua những lý do cụ thể như sau:
- Tầng hầm thường là hạng mục quan trọng nằm ở dưới lòng đất và thường gần phần móng của công trình, được thiết kế với nhiều mục đích sử dụng như kinh doanh để xe, trữ hàng
- Tầng hầm là phần nền móng cho cả một công trình, là nơi phải chịu áp lực lớn nhất. Nếu không để tâm chống thấm ngay từ ban đầu, tầng hầm bị thấm dột sẽ làm giảm sự chắc chắn, nhanh chóng xuống cấp mang đến những nguy cơ về an toàn tiềm tàng.
- Hầm các tòa nhà cao tầng cần phải đào sâu để xây dựng nên dễ có khả năng chạm phải các mạch nước ngầm, gây ra nguy cơ bị thấm ngược rất cao.
- Tầng hầm ở dưới lòng đất bị ẩm ướt làm ảnh hưởng đến các sản phẩm kinh doanh, hàng hóa, nguyên vật liệu đang trữ tại đó khiến công việc kinh doanh bị đình trệ.
- Chống thấm tầng hầm để duy trì yếu tố thẩm mỹ, làm cho không gian khô ráo, sạch sẽ hơn
Những nguyên nhân khiến phải chống thấm tầng hầm
Để thực hiện chống thấm sao cho hiệu quả, phù hợp thì ta cần phải biết những nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm để có phương án thích hợp. Sau đây là các nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tầng hầm:
Quy trình chống thấm ban đầu chưa đủ tiêu chuẩn, còn sơ sài
Do sủ dụng sai phương pháp hoặc các kiến trúc sư, thợ thi công còn non tay, chưa đủ kinh nghiệm nên không nắm chắc được quy trình chống thấm. Điều này khiến cho công trình bị thấm nước, úng nước chỉ sau ít thời gian khi thi công xong, giảm chất lượng của công trình.
Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng
Trong quá trình xây dựng sử dụng bê tông không đủ tiêu chuẩn chất lượng khiễn cho bị xốp hơn dẫn đến hiện tượng bị thấm sau này.
Bê tông có tính chất đàn hồi và giãn nở, đông khối lại khi khô nên sẽ không có hiện tượng xuất hiện các bọt khí mao quản nếu như quá trình thi công sử dụng đúng quy cách và vật liệu chất lượng. Điều này chỉ xảy ra nếu vật liệu xây dựng kém chất lượng được sử dụng khi thi công.
Sử dụng dịch vụ chống thấm tầng hầm kém chất lượng
Khi sử dụng dịch vụ chống thấm tầng hầm của bên thứ 3, các nhà thầu lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ kém chất lượng. Tuy về giá thành sẽ rẻ hơn, đặc biệt là với các công trình lớn, nhưng sẽ không đảm bảo chất lượng. Các dịch vụ như này thường chỉ được một thời gian là chất lượng sẽ đi xuống rõ rệt
Đặc thù vị trí của tầng hầm
Tầng hầm là một hạng mục xây dựng nằm dưới lòng đất nên phải chịu tác động của nước từ môi trường xung quanh cũng như ảnh hưởng của các mạch nước ngầm cũng như các hệ thống thoát nước của các công trình xây dựng nên rất khó tránh được tình trạng bị thấm nước tự nhiên.
Tầng hầm bị ngập nước
Trong quá trình sử dụng thì có một vài trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ đường ông, hỏng đường ống gây ra hiện tượng ngập. Dần dà để lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc bê tông, xi măng ở bên trong và gây ra thương tổn.
Từ đó tạo điều kiện cho nước có thể xâm nhập và gây ra hiện tượng thấm
Xem thêm : Chống thấm bể bơi
Các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp chống thấm cho tầng hầm hoặc chuyển hướng dòng nước thấm vào tầng hầm:
- Chống thấm vách tầng hầm
– Chống thấm vách trong tầng hầm
– Chống thấm vách ngoài tầng hầm - Thoát nước từ bên trong
- Chống thấm bằng keo dán bịt kín nội thất
- Chống thấm theo kiểu hộp
- Tiêm phủ đầy vết nứt nền móng
Tùy theo từng hạng mục hoặc nguyên nhân mà có thể chọn một hoặc nhiều phương pháp chống thấm phù hơp.
Nhưng chia ra thì sẽ có những cách chống thấm tầng hầm như sau:
Chống thấm cho vách tầng hầm
Chống thấm tầng hầm có thể chia ra thành 2 cách là: chống thấm vách trong và chống thấm vách ngoài của tầng hầm

Chống thấm vách ngoài tầng hầm (Chống thấm thuận)

Đây có thể được coi là cách chống thấm tầng hầm cực kỳ hiệu quả, phù hợp nhất bởi phương pháp này sử dụng Chống thấm thuận. Điều này có thể trực tiếp bảo vệ được cấu trúc bê tông khỏi các tác nhân chủ động gây ra thấm nước.
Chống thấm vách ngoài có thể sử dụng vữa chống thấm chịu áp lực cao hoặc màng chống thấm. Đồi với các khu vực có độ sụt lún cao, đất nền không ổn định thì nên sử dụng phương pháp màng chống thấm bằng Bitum. Phương pháp này có ưu điểm có độ co dãn, che phủ cao có thể lấp được các khe nứt nếu có.
2 phương pháp trên thực hiện như sau:
Sử dụng vữa chống thấm chịu được áp lực cao:
Quy trình chống thấm bằng phương pháp sử dụng vữa chống thấm chịu được áp lực cao:
- Vệ sinh qua và tạo độ nhám cho bề mặt cần chống thấm.
- Bịt và trám các khe hở, vết nứt nếu có.
- Xịt rửa, vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công trước khi bắt đầu.
- Trộn vữa chống thấm theo tỉ lệ khuyễn cáo của nhà sản xuất
- Dùng chổi, ru-lô hoặc máy phun áp suất cao để phủ lớp vữa xi măng đó lên bề mặt cần chống thấm.
- Để khô rồi trát lại bằng một lớp xi măng (mác 75) để bảo vệ lớp chống thấm
Sử dụng màng chống thấm gốc Bitum
Quy trình thực hiện chống thấm
- Kiểm tra lại toàn bộ vách tầng hầm tìm vết nứt chân chim, lỗ hổng. Khắc phục các vết rạn nứt ở trên bề mặt vách, tường bằng vữa trộn với phụ gia chống thấm. Nếu nứt phải tiến hành xử lý vết nứt bê tông.
- Đảm bảo bề mặt phải bằng phẳng, không gồ ghề, không được dính vữa bẩn hay dầu mỡ và các tạp chất khác.
- Sơn một lớp sơn lót bằng Primer để tăng cường độ bám dính
- Thi công lớp dán chống thấm lên bề mặt vách ngoài: cần chú y trong giai đoạn ghép mép nối, phải đảm bảo các mép chống được khít hoàn toàn.
- Nếu là màng tự dính thì phải thi công từ dưới lên. Còn nếu là màng khò nóng thì phải thi công từ trên xuống
Chống thấm vách trong tầng hầm (Chống thấm ngược)

Chống thấm vách trong tầng hầm chỉ được thực hiện khi không thể thực hiện chống thấm vách ngoài tầng hầm. Chúng ta thường phải chống thấm thêm các vết nứt, khe hở bị thấm ở trên các vách bê tông sau một thời gian sử dụng.
Nếu vách bị yếu cần thực hiện gia cố cấu trúc bê tông bằng Sợi Cacbon. Còn về vật liệu thì chống thấm ngược cần sử dụng các chất liệu chịu được áp lực nước thủy tĩnh.
Phương pháp chống thấm vách trong tầng hầm với những khu vực nước bị thấm, đọng ẩm, rò rỉ:
- Đầu tiên, cần phải xác định vị trí đang bị thấm hoặc có nguy cơ bị thấm cao. Sau khi đã xác định các điểm đó thì đánh dấu lại và khoan, đục vào vách theo hình chữ U khoảng 3 – 5 cm. Nếu nước ở chỗ thấm chảy yếu thì chỉ cần đục 3cm. Còn nếu nước bị thấm chảy ra mạnh đục 5 cm.
- Gắn cố định các ống nhựa (nếu lỗ rò rỉ nhỏ thì dùng ống hút cafe , còn nếu lỗ lớn dùng ống nhựa ). Sau đó, tiến hành chống thấm cổ ống bằng vữa đông cứng nhanh.
➡ Chú ý: Cần trộn vữa sao cho thật dẻo, vừa đủ khô và không chảy trên tay. - Sau khi nước rò rỉ được dẫn hết qua các ống và ống được cố định bằng vữa đông cứng nhanh, tiến hành bịt các ống lại bằng cách rút ống
- Cuối cùng, phủ lên các vị trí vừa chống thấm bằng vữa chống thấm chịu được áp lực nước tĩnh.
- Bảo vệ những lớp vữa chống thấm tầng hầm bằng vữa xi măng mác 75 trám lại bề mặt của vách xi măng.
Chống thấm sàn đáy của tầng hầm
Sàn đáy tầng hầm là sàn dưới cùng, nơi trực tiếp tiếp xúc với khoảng đất nền xung quanh. Đây cũng là hạng mục thấp nhất của một công trình nên áp lực nước thủy tĩnh phải chịu là cao nhất.
Là nơi mà có độ chênh lệch nhiệt cao nhất (nhiệt độ bên trong tòa nhà so với nhiệt độ đất), chịu ảnh hưởng của rung chấn, va chạm nếu có động đất xảy ra. Nên việc chống thấm và bảo vệ kết cấu của sàn đáy là vô cùng cần thiết.
Chống thấm sàn đáy tầng hầm trong quá trình xây dựng
Đây là phương pháp sử dụng các phụ gia chống thấm để trộn vào xi-măng hoặc ngay trong khi đang thi công công trình. Nếu như quá trình chống thấm được làm tốt ngày trong lúc xây dựng thì điều này sẽ tăng đáng kể tuổi thọ và độ bền vững cho cấu trúc của công trình.

Dưới đây là quy trình chống thấm sàn đáy trong quá trình sử dụng bằng phương pháp chống thấm thuận mà bạn có thể tham khảo:
Trước khi tiến hành chống thấm cần lắp đặt xong cốt thép dầm và sàn đáy tầng hầm khi thi công xong lớp lót. Bề mặt bê tông phải phẳng, không bị lồi, lõm. Dầm, giằng cần được xây gạch và tô vữa.
Bước 1: Chuẩn bị thi công
- Cần vệ sinh bề mặt thi công được sạch sẽ, loại bỏ vữa thừa, tạp chất như dầu mỡ,…
- Sau đó dùng nước tưới lên bề mặt bê tông lót để tạo độ ướt nhưng chú ý không được để nước đọng trên bề mặt.
Bước 2: Tiến hành thi công
- Nếu như cạnh móng được dầm giằng thì sau khi xây gạch thay cho cốt pha cần tiến hành dùng bình phun hoặc máy phun tưới đều chất chống thấm lên bề mặt gạch đã được trát vữa đến lúc ướt đẫm.
- Đối với đáy sàn và đáy: Tiến hành pha chất chống thấm thành hỗn hợp với tỉ lệ được nhà sản xuất khuyễn cáo. Có thể sử dụng biện pháp tưới hoặc phun lên bề mặt lớp bê tông lót.
➡ Lưu ý Để khô trong khoảng 3 – 4 tiếng là có thể tiến hành đổ bê tông lên bề mặt.
Chống thấm sàn đáy tầng hầm sử dụng màng chống thấm Bitum (Sau thi công)
Chống thấm bằng màng Bitum là phương pháp hoàn hảo nhất cho hạng mục sàn đáy. Màng Bitum chống thấm với đặc tính che phủ rộng toàn bộ mặt sàn, yếu tố cách nhiệt kết hợp cùng với f nước ở các mạch dừng và một vài vật liệu chống thấm tinh thể tại các góc cạnh, khu vực quan trọng thì đảm bảo nước không thể thấm vào.

Quy trình gồm các bước như sau
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Đối với những công trình đi vào hoạt động lâu năm, bề mặt cần được làm sạch, loại bỏ mọi loại bụi bẩn, cát đá, không dính các tạp chất như xi măng hay dầu mỡ,…
- Sau đó, tiến hành dùng nước sạch bão hòa toàn bộ bề mặt đáy nhưng tuyệt đối không để nước đọng trên sàn.
Bước 2: Thi công chống thấm
- Đầu tiên, quét 1 lớp màng lót chống thấm dạng lỏng lên bề mặt sàn đáy tầng hầm.
- Đợi lớp màng lót khô thì dùng đèn khò khí ga đốt và thi công màng khò nóng bitum chống thấm.
- Vừa khó vừa miết chặt miếng màng dán lên lớp bê-tông bằng con lăn.
- Cuối cùng để bảo vệ cần trát thêm một lớp vữa để bảo vệ lớp màng
Như vậy, sử dụng vật liệu chống thấm tầng hầm là màng bitum khò dán và được tăng cường bằng vữa chống thấm thì với một hạng mục tầng hầm dùng để xe như ở các biệt thự thì độ bền trung bình của công trình có thể lên đến 20 năm (tùy theo điều kiện môi trường cụ thể)
Chống thấm tầng hầm bằng Sika
Chống thấm tầng hầm bằng vật liệu Sika chống thấm theo phương pháp chống thấm ngược là giải pháp cực kì hoàn hảo ở thời điểm hiện nay. Chất liệu này có các đặc tính chống thấm vô cùng tuyệt vời như:
- Hỗn hơp dạng lỏng nên dễ dàng thi công, khả năng che phủ đều, rộng khắp bề mặt vách, đáy tầng hầm
- Có khả năng thẩm thấu sâu, tạo các tinh thể bền vững, ngăn ngừa nước xâm nhập một cách tuyệt đối
- Thêm tính đàn hồi tốt, không sợ bị co ngót, tuổi thọ dài lâu

Quy trình thi công chống thấm tầng hầm bằng vật liệu Sika như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
- Vệ sinh bề mặt thi công, dọn sạch vữa thừa, bụi bẩn, rác và tạp chất
- Tiến hành bảo vệ, cố định các đường ống nước ở trong phạm vi thi công
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết
- Nếu bề mặt chưa bằng phẳng cần chà, trám các vết lồi lõm
- Đối với các công trình cũ thì cần đục bỏ lớp vỏ bề mặt bê tông ở tầng hầm
- Với các lỗ hổng, khe nứt, rãnh tường cần tiến hành lấp kín bằng hỗn hợp Sika Latex
Bước 2: Thi công chống thấm
- Chống thấm cổ ống
- Sau các khâu chuẩn bị thì tiến hành phủ một lớp lót để tăng độ bám dính cho lớp chống thấm
- Lớp lót khô thì tiến hành quét hóa chất Sika chống thấm.
- Nên quét từ 2 – 3 lớp chống thấm. Quét xong mỗi lớp cần đợi từ 3 – 4 tiếng để cho lớp cũ khô mới thi công lớp mới
- Thử nước và hoàn thiện, bàn giao công trình chống thấm tầng hầm.
Chống thầm tầng hầm bằng màng tự dính

Chống thấm bằng màng tự dính cũng là một phương pháp vô cùng tiện lợi và mang lại hiệu quả cao. Cách chống thấm tầng hầm dùng màng tự dính thức thực hiện như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
- Phải đảm bảo rằng trước khi thi công chống thấm thì bề mặt được vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, vụn vữa, dầu mỡ…
- Trám phẳng các vết lồi, lõm
- Làm ẩm bề mặt
Bước 2: dán tấm chống thấm
- Bóc lớp nilon mặt dính trên bề mặt rồi dán lên toàn bộ bề mặt cần thi công.
- Chỉ lột một lần không quá 30cm tránh bị dính thừa, vừa dính vừa dùng con lăn miết chặt xuống sàn
- Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 7 – 15cm.
- Đổ thêm lớp bê tông dày 3 – 4 cm trên lớp màng chống thấm tự dính để bảo vệ bề mặt chống thấm, tăng tuổi thọ cho hạng mục chống thấm.
- Kiểm tra nghiệm thu lại với nước
Chống thấm tầng hầm bằng màng Bitum khò nóng

Quy trình chống thấm bằng màng chống thấm khò nóng Bitum gồm những công đoạn như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Như các bước trên
Bước 2: Quét lớp lót tạo dính
- Thực hiện thi công bề mặt tầng hầm bằng lăn sơn. Dàn mỏng và đều lớp lót lên bề mặt của tầng hầm.
- Khi thi công cần đảm bảo lấp kín bề mặt, lớp lót dính phải đều.
- Sau khi thi công, để cho lớp lót khô và chuẩn bị cho việc dán màng chống thấm.
- Mỗi tấm cần căn khoảng không gian chống thấm để cắt ra. Nên đo mỗi tấm thừa ra từ 5 – 10 cm để chồng mép.
- Những miếng dán ở đoạn chân tường và góc tường cần để ra khoảng 15 cm để dán.
Bước 3: Chống thấm bằng màng chống thấm bitum:
- Chuẩn bị miếng màng khò sao cho bề mặt dán hoặc khò cần úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn màng vào từng vị trí cần chống thấm ở tầng hầm.
- Dùng đèn khò nóng để khò miếng dán lên bề mặt cần chống thấm của tầng hầm.
- Cuốn ngược chiều màng chống thấm, tránh để lộn mặt chống thấm và mặt dính.
- Dùng lửa khò và khò qua lại để lớp màng chống thấm dính với bề mặt lớp tạo dính.
- Dùng con lăn gỗ hoặc kim loại ép phần màng chống thấm xuống bề mặt chống dính để tăng bám dính và đẩy các bọt khí ra ngoài.
Lưu ý:
- Khi thi công cần để ý tới các vị trí chồng mép và vị trí cần gia cố.
- Nếu màng dán xuất hiện chỗ bị phồng bóng khí cần chọc thủng và sử dụng miếng màng chống thấm khác dán đè lên.
- Chú ý khi dán thêm lớp màng bảo vệ hoặc đổ thêm 1 lớp xi măng lên bề mặt để tránh rách, hỏng.
Chống thấm tầng hầm bằng các loại sơn chống thấm

Sơn chống thấm được sử dụng để chống thấm tầng hầm vì có những ưu điểm vượt trội sau:
- Kỹ thuật thi công đơn giản: Sơn chống thấm có thể dùng để chống thấm chỉ bằng những phương pháp đơn giản nhất.
- Có nhiều loại sơn chống thấm với từng công dụng riêng giúp bạn có đa dạng sự lựa chọn
- Loại sơn này có thể dùng cho tất cả hạng mục công trình.
Quy trình sử dụng sơn chống thấm tầng hầm được thực hiện bằng các bước vô cùng đơn giản như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công chống thấm
Như các bước trên
Bước 2: Bo góc các chân tầng hầm và bão hòa nước
- Sau khi làm sạch bề mặt bằng các phương pháp chuyên dụng, tiến hành bo góc chân tầng hầm.
- Bo góc chân tầng hầm bằng sơn chống thấm. Rồi quét lớp mỏng chống thấm, dưới lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.
Bước 3: Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
- Quét các lớp chống thấm vuông góc với nhau để đạt hiệu quả cao nhất
- Mỗi lớp chống thấm mới cần để cho lớp cũ khô rồi mới được thi công
- Mỗi lớp chống thấm có độ dày trung bình là khoảng 1 mm/lớp
- Liều lượng sử dụng tùy theo từng tầng hầm có thể lên tới 2kg/m²
Thi cống chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm
Sử dụng hóa chất chính cũng là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả. Với giải pháp này bạn có thể thực hiện như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt như các phương pháp ở trên
- Tiến hành tạo ẩm cho bề mặt thi công
- Quét hóa chất lên bề mặt đã được vệ sinh, xử lý sơ qua
- Mỗi lớp hóa chất cần cách nhau từ 2 – 4 tiếng đồng hồ để cho lớp cũ được khô
- Thực hiện quét các lớp sau vuông góc với lớp trước ( lớp trước quét dọc thì lớp sau ngang và ngược lại)
Bảng báo giá dịch vụ chống thấm tầng hầm
Tùy vào từng biện pháp thi công chống thấm hay vật liệu chống thấm mà từng loại dịch vụ chống thấm tầng hầm sẽ có giá khác nhau
Dưới đây là bảng báo giá dịch vụ Chống thấm tầng hầm của Chongthamhanoivn.com để thám khảo. Nếu muốn biết cụ thể chi tiết giá từng hạng mục xin liên hệ tới Hotline: 0972458686 để được tư vấn miễn phí.
STT |
Hạng mục |
Phương pháp thi công |
Đơn giá |
Ghi chú |
1 |
Chống thấm sàn đáy, vách tầng hầm |
Màng khò nóng Bitum chống thấm |
170.000 – 200.000 (VNĐ/m2) |
Phụ thuộc mức độ bảo vệ của màng khò |
2 |
Chống thấm tầng hầm với chống thấm gốc xi măng 2 thành phần |
120.000 – 180.000 (VNĐ/m2) |
Phụ thuộc vào giá vật liệu ở thời điểm đó |
|
3 |
Chống thấm gốc polyurethane một thành phần |
250.000 – 300.000 (VNĐ/m2) |
Tùy thuộc vào giá vật liệu ở thời điểm đó |
|
4 |
Sử dụng sơn chống thấm tầng hầm |
70.000 – 130.000 (VNĐ/m2) |
Tùy thuộc vào giá vật liệu ở thời điểm đó |
Đơn vị thi công chống thấm uy tín, hiệu quả, phải chăng tại Hà Nội
Hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty nhận dịch vụ chống thấm tầng hầm. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể thi công một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đẹp đẽ, sạch sẽ như Chống thấm tại Hà Nội.
Không chỉ sở hữu nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ thợ thi công lành nghề mà còn có những công nghệ đi đầu tiên phong trong thị trường hiện nay. Chống thấm dột tại Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế của mình trong dịch vụ Chống thấm tầng hầm tại Hà Nội và các tỉnh trên khắp cả nước.
Chống thấm tại Hà Nội xin cam kết khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi với mọi khách hàng rằng:
- Giá cả luôn ở mức hợp lí, không nâng khống, bán láo
- Tư vấn dịch vụ miến phí để tìm ra phương án phù hợp nhất với kinh tế của khách hàng
- Bảo hành lâu dài lên đến hơn 10 năm
- Thực hiện sửa chữa, thi công lại miễn phí nếu vẫn thấm dột
- Quy trình chuyên nghiệp. hiện đại, đội ngũ thợ chất lượng cao
- Dọn dẹp công trường sau thi công sạch sẽ
- Tư vấn viên được đào tạo bài bản sẽ mang đến sự thuận tiện và hài lòng cao nhất
Lựa chọn Chống thấm dột tại Hà Nội để thực hiện chống thấm tầng hầm sẽ là quyết định mang đến cho bạn sự yên tâm và chất lượng. Cảm ơn các khách hàng đã quan tâm tin tưởng chọn dịch vụ của chúng tôi.