Chống thấm nhà vệ sinh là một chuyện hệ trọng và chắc chắn phải thực hiện. Với mọi gia đình thì nhà vệ sinh là khu vực không thể thiếu để phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người.
Với đặc thù phải tiếp xúc với nước nhiều và ẩm ướt cả ngày nên nhà vệ sinh nếu không được làm công tác chống thấm triệt để sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Vậy tiến hành chống thấm ra sao để nhà vệ sinh sạch sẽ, nâng cao tuổi thọ, tránh ẩm mốc hiệu quả? Cùng Chống thấm tại Hà Nội đi vào chi tiết nhé!
Mục lục
- 1 Nhận biết nhà vệ sinh đang bị thấm, dột
- 2 Nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột
- 3 Hậu quả mà nhà vệ sinh bị thấm dột mang tới
- 4 Việc cần làm trước chống thấm nhà vệ sinh
- 5 Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để, phù hợp nhất
- 5.1 Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 107
- 5.2 Sử dụng sơn KOVA chống thấm nhà vệ sinh
- 5.3 Chống thấm bằng sợi thủy tinh
- 5.4 Dùng Sika Latex chống thấm nhà vệ sinh
- 5.5 Chống thấm nhà vệ sinh sử dụng màng bitum khò nóng
- 5.6 Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy.
- 5.7 Dùng keo chống thấm sàn nhà vệ sinh
- 5.8 Chống thấm nhà vệ sinh bằng Maxbond 1211
- 5.9 Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite
- 5.10 Quét nhựa đường chống thấm
- 6 Đơn vị chống thấm nhà vệ sinh uy tín nhất
- 7 Bảng báo giá dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh
Nhận biết nhà vệ sinh đang bị thấm, dột
Nhà vệ sinh bị thấm dột không chỉ làm mất thẩm mỹ, độ bền của công trình nghiêm trọng mà còn có nguy cơ tiềm ẩn các căn bệnh gậy hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Nhận biết được các dấu hiệu thấm, dột từ sớm để tìm cách khắc phục, xử lý kịp thời và hợp lí nhất. Tránh để tình trạng thấm dột nhà vệ sinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Những dấu hiệu gì để chúng ta có thể nhận thấy nhà vệ sinh đang thấm dột là:
Nhận biết nhà vệ sinh bị thấm nước
– Tường, trần nhà vệ sinh có dấu hiệu của nấm mốc. Các vết ố vàng có nước rỉ ra do thấm dột lâu ngày không được xử lý.
– Gạch lát nhà vệ sinh xuống cấp, nứt vỡ, bong tróc. Chà ron ở khe gạch hở ra khiến nước dễ dàng thấm vào lớp bê tông, làm gạch dễ rơi ra.
– Có các mùi hôi ẩm mốc khó chịu dù không có thấy các dấu hiệu nhìn thất bằng mắt như ẩm mốc, xuống cấp. Trường hợp này có thể bồn toilet lắp đặt, thi công bị hở ống. Sau một thời gian thì sẽ làm thấm dột nhà vệ sinh.
– Có vài thiệt bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,… Lâu dần sẽ ngầm vào tường và làm nghiêm trọng hơn.
Trong thực tế, những dầu hiệu nhận biết này là dễ nhận ra, vậy nên bạn cần khắc phục ngay khi nhận thất những điều trên.
Nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột, nhưng dưới đây là một số lý do phổ biến:
- Thi công chống thấm chưa được triệt để
- Đổ bê tông xong không thực hiện chống thấm hoặc không đúng kỹ thuật.
- Đường ống dẫn nước bị vỡ, nứt khiến rò rỉ hoặc tràn nước,
- Gạch lát không được kín hoàn toàn hoặc bong tróc trong sử dụng
- Sàn bê tông bị lún, đan thép sai kỹ thuật làm nước không thoát được
- Nước sinh hoạt lâu ngày không thoát được ở dưới sàn bê tông gây thấm.
- Bồn cầu thi công sai kỹ thuật, xả nước làm ngấm xuống nền nhà vệ sinh.
- Trần, tường nhà, các lỗ thoát gió bị thấm dột.
- Các thiết bị bị hỏng gây ra tình trạng nước bị thấm vào nền bê tông.
Hậu quả mà nhà vệ sinh bị thấm dột mang tới
Nhà vệ sinh bị thấm dột có thể mang lại các tác hại vô cùng khó chịu đối với đời sống của con người:
- Làm cho công trình nhà vệ sinh nhanh hỏng hóc, mau xuống cấp.
- Rong, rêu mốc kéo dài làm mất thẩm mỹ. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển mang mầm bệnh đe dọa tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Thi công chống thấm tốt sẽ tiết kiệm cho gia chủ những khoản chi phí sửa chữa nhà vệ sinh lặt vặt. Chỉ cần làm 1 lần để tránh bất tiện.
Một số vị trí dễ bị thấm dột nhất ở nhà vệ sinh là: phần chân tường tiếp giáp giữa tường đứng và sàn nhà; phần nứt sàn bê tông trên mặt sàn; phần cổ ống xuyên sàn.
Việc cần làm trước chống thấm nhà vệ sinh

Để công tác chống thấm dột nhà vệ sinh được tối ưu ta cần kiểm tra một lượt tổng thể nhà vệ sinh. Từ đó có thể xác nhận thực trạng, nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh. Và rồi rút ra phương án chống thấm tốt nhất cho từng trường hợp.
Những vị trí cần để tâm là:
– Hệ thống thoát nước sàn: Đây là vị trí có khả năng bị thấm dột cao. Miệng cống không được chống thấm đúng cách thì khi sử dụng nước sinh hoạt có thể từ đó ngấm dần vào mao mạch bê tông. Lâu dài kéo theo sự tổn tại, thấm dột.
– Bề mặt sàn nhà vệ sinh: Sàn nhà vệ sinh thường sẽ được lát gạch và chám lớp keo chống thấm. Tuy nhiên, công đoạn lát gạch không khít có thể làm nước thẩm thấu xuống bề mặt sàn nhà vệ sinh. Ngoài ra ta nên kiểm tra có vị trí nước nào mà nước có thể thấm qua không, độ dốc nhà vệ sinh có đủ để thoát nước dễ dàng không.
– Hệ thống ống dẫn nước: Xem xét các ống nước có bị nứt, vỡ hay xảy ra rò rỉ không.
– Nước mưa xâm nhập: Kiểm tra các chân tường, lỗ thông hơi, cửa khí xem có nước ngấm qua không. Nếu nước mưa có thể ngấm vào trong từ bên ngoài ở vị trí chân tường nhà vệ sinh thì cần xử lí. Điều này sẽ đe dọa tới độ bền của toàn bộ công trình không riêng gì nhà vệ sinh.
Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để, phù hợp nhất
Nhà vệ sinh là hạng mục có đặc thù khác với những phòng khác trong căn nhà. Vì thế phương án tốt nhất chính là thi công ngay từ lúc xây để đảm bảo yếu tố bền bỉ tối đa cho công trình.
Thông thường bạn cần quan tâm thi công chống thấm nhà vệ sinh ở tường và sàn. Đây là 2 nơi chịu nhiều tác động của nước và hơi ẩm nhất, cần được làm chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là một vài cách thi công chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch và cả đục gạch cho các bạn tham khảo:
Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 107

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika 107 khá đơn giản nhưng cũng vẫn cần đảm bảo yếu tố kỹ thuật trong thi công.
Uu điểm vô cùng phù hợp của Sika 107
– Dễ pha trộn và dễ quét lên các vị trí cần chống thấm sàn.
– Thi công khá nhanh, tiết kiệm thời gian
– Khả năng bám dính cực kì bền bỉ, tuổi thọ có thể lên tới 10 – 15 năm.
– Chặn nước thấm qua gần như tuyệt đối.
– Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika có già thành vừa phải, không quá đắt đỏ.
– Không cần đục phá lớp bê tông
Các bước thực hiện sẽ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và bề mặt thi công
Các vật liệu thi công chống thấm sẽ bao gồm:
- Sikatop Seal 107 (Chất chống thấm sàn và tường)
- Sikagrout 214-11 (Dùng để chống thấm cổ ống)
- Sika Tilebond Gp (Dùng để lát gạch)
- Sikaflex Construction (Hỗ trợ chống thấm cổ ống xuyên sàn)
- Sika Tile Grout (Trám khe gạch)
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt nhà vệ sinh để tối đa hiệu quả chống thấm
- Các bề mặt thép, sắt, cổ ống cần được đánh sạch vết bẩn, lau sạch dầu mỡ
- Đối với các bề mặt bê tông cần làm ẩm bề mặt.
Bước 2: Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn
Trát Sikaflex Construction AP quanh cổ ống thoát qua sàn. Dùng Sikagrout quanh rót vào khu vực cổ ống đã vừa trát Sikaflex Construction AP.
Bước 3: Thi công chống thấm nền nhà vệ sinh, tường
- Đầu tiên cần chuẩn bị dụng cụ đựng để pha trộn hỗn hợp.
- Cho lượng thành phần A vào thùng. Đổ dần thành phần B (Bột) của Sikatop Seal 107 theo đúng tỉ lệ đã hướng dẫn ở phần thông số kỹ thuật vào và trộn đều cho đến khi thu được vữa
- Nên dùng cần trộn tốc độ chậm để quay cho hỗn hợp được đều và không bị vón
- Con lăn hoặc chổi nilon cứng. Đối với độ sệt vữa trát thì dùng bay có khía dể thi công Chống thấm phòng tắm với định mức ~1.5 kg/m²/lớp
- Để cho lớp vừa rồi khô lại hoàn toàn trong khoảng 4 – 8 tiếng (Tùy điều kiện thời tiết) trước khi thi công lớp thứ hai theo định mức đã hướng dẫn ở trên
- Lớp thứ 2 cần thi công sau ít nhất 12 giờ hoặc trễ hơn, phải làm ướt sơ lớp thứ nhất bằng cách phun nước nhẹ
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu
Trong quá trình thi công cần kiểm tra tránh đọng nước, rác thải bay vào, mưa khi chưa khô.
Sau khi hoàn tất phải kiểm tra lại với nước.
Sử dụng sơn KOVA chống thấm nhà vệ sinh
Sơn KOVA chống thấm có 2 loại: Chống thấm sàn và tường đều có thể dùng cho nhà vệ sinh.
Ưu điểm của sơn KOVA:
- Độ bền cao.
- Khả năng chịu mài mòn tốt, bảo vệ tốt hạng mục.
- An toàn với sức khỏe con người.
- Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh cực kì tối ưu, hiệu quả cao.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn, tường nhà vệ sinh
- Tạo độ ẩm cho mặt sàn, tường để tăng độ bám dính của Kova.
- Dọn dẹp, trám lại những chỗ gồ ghề, vết nứt nếu có để làm bề mặt phẳng nhất có thể.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh
- Trộn Kova chống thấm cùng xi măng theo tỷ lệ 1kg xi măng : 10Lít kova.
- Dùng con lăn phủ đều lên bề mặt bê tông tối thiểu từ 2 – 3 lớp.
- Chờ cho lớp KOVA khô trong ít nhất 12 tiếng rồi mới tiến hành lót gạch men.
Chống thấm bằng sợi thủy tinh

Sợi thủy tinh có thể là loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh mới mẻ, có khả năng thi công cho nhiều hạng mục khác nhau, liên kết dính để bảo vệ bề mặt sàn nhà hiệu quả.
Ưu điểm của sợi thủy tinh
- Thi công dễ dàng.
- Giá thành rẻ.
- Nâng cao độ bền cho mặt sàn.
- Phù hợp thi công cho bể cá, tầng hầm, tường nhà vệ sinh.
Quy trình thi công chống thấm sàn vệ sinh bằng sợi thủy tinh
Bước 1: Trộn xi măng sao cho hợp lý đủ để tô lên từng phần của nhà vệ sinh
Bước 2: Trộn thành phần sợi thủy tinh vào hồ vữa thi công và tiến hành trát lên tường.
Bước 3: Đợi cho lớp sợi thủy tinh + vữa khô thì tiếp tục phủ lên 1 lớp bảo vệ bao gồm: Cán hồ phủ mặt, ốp gạch,…
Lưu ý rằng đeo găng tay bảo hộ vì tiếp xúc trực tiếp với bông thủy tinh có thể rất dễ kích ứng cho da.
Dùng Sika Latex chống thấm nhà vệ sinh

Sika chống thấm là vật liệu gốc xi măng polymer 2 thành phần cải tiến. Dùng vật liệu này chống thấm nhà vệ sinh rất hiệu quả.
Ưu điểm chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
– Khả năng thẩm thấu bề mặt tường cực tốt, liên kết tạo màng bề mặt cực tốt
– Thi công nhanh dễ sử dụng không cần phải có tay nghề cao mới sử dụng được
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
Bước 1: Dọn dẹp các cụ bê tông gạch dư thừa dung máy đánh mài bàn chải làm sạch bề mặt bê tông.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm nhà tắm toilet
LÀM ẨM BỀ MẶT SÀN NHÀ VỆ SINH
- Dùng nước tạo độ ẩm cho sàn bê tông bằng cách vẩy, tô nhưng tránh để ẩm ướt
TIẾN HÀNH CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH
- Trộn đều 2 thành phần cùng với nước theo tỉ lệ 1A : 4 Nước : 1B và trộn đều khoảng 3 đến 5 phút
- Dùng chổi, cọ phủ đều bề mặt nhà vệ sinh ít nhất 2 lớp. Giữa các lớp đợi 2 đến 3 tiếng để khô hẳn
- Chống thấm sika ngoài chống thấm sàn nhà vệ sinh còn phù hợp với những công việc khác như Chống thấm sân thượng, chống thấm bể bơi, chống thấm tầng hầm, Chống thấm ngược …
Chống thấm nhà vệ sinh sử dụng màng bitum khò nóng

Ưu điểm
- Chống nước hiệu quả toàn diện.
- Độ bền cao.
- Thời gian thi công nhanh chóng
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng bitum khò nóng
Bước 1: chuẩn bị bề mặt dán tấm bitum
- Vệ sinh bề mặt nhà vệ sinh sao cho bằng phẳng sạch sẽ nhất
Bước 2: phủ linh cốt (Flintkote)
- Quét linh cốt cho toàn bộ bề mặt cần thi công chống thấm
- Chờ từ 30 phút đến 60 phút để linh cốt (Flinkote) có thể khô đến mức hợp lí
Bước 3: phủ lớp màng bitum khò nóng
- Dùng đầu khò hơ cho lớp màng và keo nóng lên và bám chặt vào nhau
- Dán đến các miếng bitum khác thì cần chồng mép cho chúng từ 5 – 15 cm
Bước 4: phủ lớp vữa để bảo vệ màng
- Cán 1 lớp vữa và phủ lên trên lớp màng bitum khò nóng để bảo vệ bề mặt không bị rách
Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy.

Sơn epoxy là loại sơn gốc nhựa epoxy có 2 thành phần. Epoxy có hiệu quả giảm sự ăn mòn của nước đối với lớp bê tông. Hơn nữa, sơn Epoxy khô tạo ra một lớp cứng, sơn bóng có độ bám dính tuyệt vời, chống thấm nước gần như tuyệt đối.
Ưu điểm của sơn epoxy kháng nước
Loại sơn có thể chống thấm nước hoàn toàn tuyệt đối, cách thi công cũng tương đối đơn giản .
Quy trình thi công chống thấm sàn vệ sinh của chúng tôi bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cùng Epoxy gồm có:
- Sơn lót Neoproof PU, WRevinex, Silatex Super.
- Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh Neotexlite, Neopress Crystal.
- Lưới thủy tinh Gavazzi.
Bước 2:
- Vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh
- Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ các bụi bẩn và các tạp chất, trám các vết nứt,…
Bước 3:
- Thi công chống thấm theo phương pháp đã đề ra.
- Trộn đều các nguyên vật liệu theo tỷ lệ 1 : 3 trong từ 3 – 5 phút, có thể hòa thêm với nước.
- Sau đó khuấy thêm 3 phút nữa.
- Thực hiện chống thấm bằng các bước quét lót và màn đàn hồi.
Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu với nước và bàn giao công trình.
Dùng keo chống thấm sàn nhà vệ sinh
Keo chống thấm là hợp chất silicon có tính đàn hồi và chịu được tác động của thời tiết hoặc môi trường nước ẩm.
Ưu điểm của loại vật liệu này đó là chúng có độ bền cao, khả năng bám dính tốt giúp loại bỏ hoàn toàncác vết nứt.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm
Quy trình dùng keo chống thấm sàn nhà vệ sinh thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định vị trí nhà vệ sinh cần chống thấm.
Bước 2: Dùng súng , xi lanh bắn keo vào những vị trí có đường nứt sàn.
Bước 3: Sơn bả phủ hoàn thiện và chờ keo khô hoàn toàn trong khoảng 7 ngày.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Maxbond 1211

Maxbond 1211 được ưu ái sử dụng trong chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái, bể bơi,.. Đây là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh được sản xuất tại Singapore.
Ưu điểm của Maxbond 1211
- Dễ quét, thi công không cần thêm nước, trộn nhanh, bám dính chặt.
- Ngăn nước ngấm hiệu quả
Quy trình như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt nhà vệ sinh cần chống thấm
Vệ sinh bề mặt, đục chô lồi, trám chỗ lõm tạo độ phẳng cho bề mặt
Sau đó làm ẩm bề mặt trước khi phủ Maxbond 1211. Lưu ý: Không để đọng nước.
Bước 2: Trộn đều Maxbond 1211
Đổ Maxbond 1211 vào thùng và dùng máy trộn tốc độ chậm để đánh đều cho đến khi không còn vón cục và hỗn hợp trở nên đồng nhất.
Bước 3: Xử lý cổ ống
Tiến hành gia cố các điểm chân tường bằng lưới Polymer, cổ ống, các vết nứt theo đúng kỹ thuật.
Bước 4: Thi công lớp chống thấm thứ nhất
Thi công Maxbond 1211 theo định lượng từ 0.75 – 1kg/m2, để cho lớp cũ khô trong 2 đến 4 tiếng.
Có thể sử dụng lưới thủy tinh gia cố thêm. Nhưng bên cạnh đó cần tăng định lượng đủ bao phủ hoàn toàn lớp lưới thủy tinh.
Bước 5: Thi công lớp chống thấm thứ 2
Thi công vẫn theo định mức từ 0.75-1kg/m2 sau khi lớp thứ nhất khô.
Bước 6: Nghiệm thu sàn nhà vệ sinh
Sau 24 tiếng tiến hành nghiệm thu với nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite được coi là giải pháp được lựa chọn phần lớn cho mọi công trình hiện nay. Loại vật liệu này tương đối rẻ, chất lượng và mang lại hiệu quả chống thấm cao. .
Ưu điểm của Composite
– Khả năng chống mài mòn, các tác động vật lý, cơ học, chịu được nhiệt độ cao. Đặc biệt nổi bật chính là khả năng chống thấm vượt trội.
– Composite có độ bền cao, lên tới 20 năm.
– Có thể áp dụng chống thấm cho nhiều công trình khác nhau như: nhà vệ sinh, sân thượng, hồ bơi, bể nước,..
– Không độc hại và an toàn cho sức khỏe của con người.
– Dễ dàng thi công, tốn ít cho nhân công và chi phí nguyên vật liệu.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Vệ sinh bề mặt sàn để độ bám dính của vật liệu chống thấm thật tốt.
- Phủi bụi bẩn, dầu mỡ, vừa thừa để trành xảy ra lỗi.
- Đối với vị trí lỗi lõm bạn nên đục, trám để bề mặt phẳng nhất có thể.
- Tránh trường hợp không đều dẫn tới bong tróc khi thi công dẫn đến giảm hiệu quả chống thấm.
Bước 2: Pha chế Composite
- Pha chế composite + xi măng theo tỷ lệ 1 : 1.
- Dùng máy trộn trộn đều hỗn hợp
Lưu ý:
Không được cho nước vào hỗn hợp. Nó sẽ làm giảm hiệu quả chống thấm của các nguyên vật liệu. Từ đó dẫn tới phải khắc phục mất thời gian và chi phí.
Pha theo tỉ lệ thi công đối với sàn thì định lượng sẽ là 1 Lít/ 10m2 Composite để chống thấm.
Bước 3: Tiến hành quét Composite
Thi công từ 3 lớp Composite lên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Mỗi lớp cần cách nhau ít nhất 8 giờ đồng hồ để Composite có thể ngấm sâu vào sàn và tạo ra lớp chống thấm bền vững.
Đối với các góc chân tường, góc cạnh nên thi công thật tỉ mỉ để nguyên vật liệu được phủ đều lên bề mặt. .
Đối với vị trí cổ ống xuyên sàn ta cần trực tiếp đổ thẳng Composite quanh cổ ống. Bước này rất quan trọng quyết định hiệu quả chống thấm nên được thực hiện cẩn thận.
Quét nhựa đường chống thấm
Nhựa đường chống thấm là một chất lỏng và chất rắn bán tự nhiên có màu đen và độ nhớt cao.
Tuy nhiên đây là phương pháp ít được sử dụng để chống thấm nhà vệ sinh.
Ưu điểm
- TÍnh kháng nước cao.
- Giá thành rẻ, dễ mua.
- Có thể gắn kết chắc chắn với các vật liệu khác như xi măng, cát, đá.
- Độ bền cao.
Quy trình thi công
Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng sàn chống thấm sạch sẽ.
Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ như: bay, búa đục, bàn chải,…
Bước 3: Đun sôi nhựa đường, pha dầu DO để tăng hiệu quả.
Bước 4: Dùng con lăn để quét nhựa đường lên về mặt sàn đã được vệ sinh sạch.
Đơn vị chống thấm nhà vệ sinh uy tín nhất
Hiện nay có rất nhiều công ty nhận dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể thi công một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đẹp đẽ, sạch sẽ như Chống thấm Hà Nội.
Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm cùng đội thợ thi công lành nghề và còn có những công nghệ đi đầu tiên phong trong thị trường hiện nay. Chống thâm tại Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế của mình trong dịch vụ Chống thấm bể bơi tại Hà Nội và các tỉnh trên khắp cả nước.
Chống thấm Hà Nội xin cam kết khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi với mọi khách hàng rằng:
- Giá cả luôn ở mức hợp lý, không nâng khống, bán láo
- Tư vấn dịch vụ miễn phí để tìm ra phương án phù hợp nhất với kinh tế của khách hàng
- Bảo hành lâu dài lên đến hơn 10 năm
- Thực hiện sửa chữa, thi công lại miễn phí nếu vẫn thấm dột
- Quy trình chuyên nghiệp. hiện đại, đội ngũ thợ chất lượng cao
- Dọn dẹp công trường sau thi công sạch sẽ
- Tư vấn viên được đào tạo bài bản sẽ mang đến sự thuận tiện và hài lòng cao nhất
Bảng báo giá dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh
Bảng báo giá dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh của Chống thấm tại Hà Nội sơ bộ 2022 để quý khách có thể tham khảo:
Hạng mục chống thấm | Vật liệu chống thấm | Xuất xứ | Đơn giá (VNĐ/m2) |
Nhà vệ sinh | Sika Latex – TH | Việt Nam | 145.000 |
Nhà vệ sinh | Nhũ tương chống thấm đàn hồi | Flintkote | 150.000 |
Nhà vệ sinh | Màng lỏng gốc Polyurethane | Mais Polymer | 2500.000 |
Nhà vệ sinh | SikaTop Seal 107 2 thành phần | Việt Nam | 190.000 |
Nhà vệ sinh | Sika Maxbond 1211 | Singapore | 170.000 |
Nhà vệ sinh | Màng khò nóng gốc bitum loại 3mm | Italia | 180.000 |
Sân vườn, Ban công | Sika chống thấm gốc Polyurethane | Singapore | 290.000 |
Nhà vệ sinh | Màng khò nóng gốc bitum loại 4mm | Italia | 160.000 |
Nhà vệ sinh | Nhũ tương chống thấm đàn hồi | Membrane | 140.000 |
Chống thấm Sàn mái | Màng chống thấm có hạt khoáng dán nhiệt | Italia | 200.000 |
Sân thượng | Màng chống thấm không có hạt khoáng dán nhiệt | Italia | 180.000 |
Sân thượng | Chống thấm sàn mái bằng Sika latex + Sika Membrane | Việt Nam | 190.000 |
Sân thượng | Sika gốc xi măng Basf sell | Singapore | 160.000 |
Ô cửa | Xử lý chống thấm xung quanh khuôn cửa sổ | Italia | 100.000 |
Chống thấm tường nhà vệ sinh | Chống thấm tường nhà vệ sinh sử dụng KOVA | Việt Nam | 150.000 |
Cổ ống | Cuốn thanh trương nở + rót vữa không co ngót | Hàn Quốc | 130.000 |
Phòng vệ sinh cũ | Chống thấm trọn gói phòng vệ sinh cũ | 2.250.000 |
Lưu ý: bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu các bạn muốn được báo giá chi tiết các hạng mục thì xin hãy gọi đến hotline 0972458686 hoặc qua gmail: cskh.chongthamhanoivn8686@gmail.com.
Qua bài viết trên chúng tôi mong rằng các bạn có thể chọn ra cho mình phương án chống thấm nhà vệ sinh phù hợp nhất.