Liquid Hardener là gì? Nó có đặc tính ra sao? Ưu, nhược điểm của dòng sản phẩm này như thế nào? Cùng Chống thấm tại Hà Nội tìm hiểu về vật liệu dùng trong xây dựng này nhé!!
Mục lục
Liqiud Hardener là gì?

Trong tiếng Anh, Liquid là chất lỏng, Hardener là chất tăng cứng. Liquid hardener là chất tăng cứng dạng lỏng. Khi phủ lớp này thì bề mặt sẽ được tăng cường các đặc trưng vật lí của bề mặt và đặc biệt là chống mài mòn, tăng tuổi thọ theo thời gian.
Xem thêm : Lưới thủy tinh chống thấm và tất cả điều cần biết
Những đặc điểm ưu việt của Liquid hardener

Chất đông cứng dạng lỏng có nhiều đặc điểm đáng sử dụng, tính năng ưu việt như sau:
- Tăng độ cứng bề mặt bê tông thêm tới 30%, tạo thêm khả năng chống thấm nước, kháng phản ứng Kiềm, Axit..
- Cách thức thi công dễ dáng
- Chặn các tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài
- Ngăn nấm mốc phát triển và các vi sinh vật, vi khuẩn tàn phá mặt bê tông
- Làm bóng bề mặt và ngăn chặn bê tông chuyển màu ố vàng theo dấu vết thời gian
- An toàn, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường
Thông số kỹ thuật Liquid Hardener
- Trạng thái bình thường: dạng lỏng, trong suốt.
- Đóng gói: 18L/thùng.
- Độ sâu cacbonat: 4,8 mm
- Tỷ lệ thấm: 0,75%
- Hệ số hấp thụ nước: 0,64%
- Độ bền va đập: 45 (N/m2)
- Cường độ bám dính: 0,69 (N/m2)
- Lượng tiêu hao trên bề mặt bê tông phẳng: 0,25-0,3%
- Lượng tiêu hao trên bề mặt bê tông không bằng phẳng: 0,3-0,5%
- Bề mặt bê tông xấu: Trên 0,5 lít
Các hạng mục có thể sử dụng Liquid hardener
-
Sàn nhà xưởng, nhà máy, nhà kho
-
Sàn chung cư, siêu thị, trung tâm mua sắm
- Sàn bãi đỗ xe, khu để xe.
- Các sàn bê tông dân dụng và khu công nghiệp
Xem thêm : Sơn rồng đen chống thấm và tất cả những điều cần biết
Thi công với Liquid hardener
Dưới đây là những công đoạn trong thi công chất làm cứng nền chuẩn nhất:
Chuẩn bị cho bề mặt cần thi công
- Bề mặt bê tông mới đổ trước khi thi công cần được bảo dưỡng trong ít nhất 28 ngày . Mọi bề mặt thi công thì cường độ bê tông cần đạt tối thiểu 25 Mpa.
- Các vị trí lồi. lõm hay không bằng phẳng cần được trám, vá bằng các loại vữa sửa chữa chuyên dụng. Các vết nứt cũng cần được tô kín trước khi thi công
Mài sàn
Việc mài sàn rất quan trọng và có yếu tố trực tiếp tới chất lượng của kết quả thi công. Thông thường có 2 mức thi công được áp dụng ở đây là:
- Mài chạm cát: mức độ mài được thể hiện ở chỗ khi thi công Liquid Hardener thì bề mặt bê tông sẽ bóng đẹp và hiện ra hình các hạt cát rất đẹp
- Mài chạm đá: đây là cấp độ mài cao nhất trong thi công Liquid Hardener. Bề mặt sản phẩm sau khi mài chạm đá xong cực kì bóng và hiện ra bề mặt các viên đá.
Thi công với Liquid Hardener

Công đoạn sau có thể áp dụng chung cho một vài loại Liquid Hardener. Một vài trường hợp đặc biệt có thể áp dụng thêm một số công đoạn để tối đa khả năng của chất làm cứng liquid hardener.
Bước 1: Dùng máy xịt rửa áp lực cao vệ sinh bề mặt sàn. Sau đó để cho tới khi ráo nước thì thi công.
Bước 2: Dùng máy phun và cho hợp chất làm cứng nền liquid hardener vào theo lượng chỉ định của nhà sản xuất. Phun đều lên bề mặt cần thi công.
Bước 3: Dùng giẻ mềm hoặc máy chà chà quanh nền để dung dịch có thể thẩm thấu đều vào lớp bê tông
Bước 4: Làm lại thêm từ 1 – 2 lần nữa tùy theo mức độ bảo vệ yêu cầu
Bước 5: Bảo dưỡng cho tới khi khô hẳn rồi rửa lại sàn và nghiệm thu.
Hardener có những màu nào
Các sản phẩm tăng cứng sàn dạng bột có nhiều màu sắc theo yêu cầu, tuy nhiên có 2 màu phổ biến nhất là màu xanh ( Green ) và màu xám ( Grey)
Các sản phẩm tăng cứng sàn dạng lỏng thông thường là màu Clear trong suốt, một số trường hợp có thể kết hợp với các sản phẩm màu vô cơ trong quá trình thi công tuy nhiện việc thi công khá rắc rối nên không phổ biến.
Bài viết trên của Chống thấm tại Hà Nội đã cung cấp cho các bạn biết thông tin Liquid Hardener là gì và mọi thứ liên quan. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ có ích với các bạn đọc giả