Những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm là gì?

Nghiệm thu chống thấm trong dịch vụ chống thấm là một công đoạn hết sức quan trọng và cần thiết. Không chỉ kiểm tra được chất lượng của quá trình chống thấm. Mà nó còn có thể tìm ra được những lỗi, những điểm chưa hoàn hảo trong quá trình thi công để có thể khắc phục kịp thời.

Vậy những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm là gì và quá trình kiểm tra cho hợp lí và chuẩn chỉ? Hãy cùng công ty Chống thấm dột Hà Nội đi tìm hiểu ngay vấn đề này nhé!

Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm xét theo các yếu tố nào

Một tiêu chuẩn chung mà áp dụng cho tất cả các công trình là điều không thể nào Điều này không phù hợp trong thực tế. Vì trong từng hạng mục khác nhau và từng vật liệu sử dụng sẽ lại có một hiệu quả chống thấm nhất định.

Đo đó, chúng ta chỉ nên tách riêng, xét theo kỹ thuật và xét về chất liệu để đề ra các tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm cần tuân theo. Hầu hết trong thực tế, hiệu quả chống thấm dột sẽ được đề ra từ trước, kinh nghiệm được truyền lại và thực hiện được các nhiệm vụ bảo vệ cần thiết là tốt.

Nghiệm thu chống thấm
Nghiệm thu chống thấm

Một vài tiêu chuẩn có thể ví dụ như:

  • Với khe co dãn, cần sử dụng băng cản nước chống nước thấm qua. Chiều rộng băng ít nhất >200mm, đường kính hay độ rộng gân giữa >10mm.
  • Vật liệu chống thấm cho sàn đáy phải có khả năng chống nước ngấm qua. Chiều dày lớn hơn hoặc bằng 3mm có thể nối với nhau theo kiểu gia nhiệt hoặc tự tiếp xúc.

Trong quá trình nào cũng vậy, để đạt được sự tối ưu về chất lượng dịch vụ thì các tiêu chuẩn được đề ra để xét xuyệt. Trong quá trình chống thấm cũng vậy, nó cần có tiêu chuẩn để biết rằng công tác chống thấm đã đạt hiệu quả tối ưu hay chưa, có bị lỗi không hay có cần làm lại quá trình này hay không.

Xem thêm : Xây nhà sát vách có bị thấm không? Cách giải quyết như nào?

Sẽ có một vài tiêu chuẩn đặt ra như sau mà các bạn cần gióng theo:

Tiêu chuẩn về bề mặt cần chống thấm

Những tiêu chuẩn cần thiết thực hiện với bề mặt trước quá trình chống thấm:

  • Bề mặt thi công cần được vệ sinh sạch sẽ, không bụi bẩn, dầu mỡ, vụn vữa, nước đọng và rác thải, tạp chất khác.
  • Bề mặt thi công phải bằng phẳng, không được lồi, lõm. Nếu có xảy ra thì cần bả, trét lại với xi măng và khi khô mài đi cho phẳng
  • Trước khi xử lý chống thấm không được dùng nước pha xi măng quét hay bảo dưỡng bề mặt thi công chống thấm.
  • Bề mặt thi công cần khô ráo, nếu không thì có thể dùng máy thổi cầm tay để làm khô.
  • Nếu bề mặt thi công xốp, có tính hút nước cao thì trước chống thấm cần làm ẩm nhiều để bão hòa bề mặt.

Tiêu chuẩn cho vật liệu chống thấm

Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm cho vật liệu
Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm cho vật liệu

Vật liệu chống thấm cần đạt những yêu cầu cụ thể để tối ưu hóa công tác chống thấm. Cụ thể như sau:

  • Khả năng chống thấm là tuyệt đối hay không: Nếu không thì cần sử dụng thêm một vài phụ gia hoặc thực hiện gia cố phục bằng các phương pháp chống thấm khác.
  • Cho phép bề mặt thi công thở: mục đích để hạn chế quá trình dãn nở, sức ép lên bề mặt
  • Nếu chống thấm ngoài trời nên sử dụng các sản phẩm có khả năng chịu nhiệt, co dãn tốt
  • Không bị ăn mòn trong các môi trường như axit, kiềm,…: với một vài công trình có tính đặc thù như bể chưa nước thải thì môi trường gồm nhiều chất khác nhau có tính ăn mòn cao. Vì vậy cần vật liệu chống thấm có tính kháng ăn mòn để tránh hỏng sớm.
  • Phù hợp với mục đích thi công

 Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm áp dụng cho sơn và vật liệu chống thấm 

TCVN 2090: 200 Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu
TCVN 2093: 1993 Sơn – Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo màng
TCVN 2096: 1993 Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
TCVN 2097: 1993 Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng
TCVN 2099: 2013 Sơn và vecni – Phép thử uốn (trục hình trụ)
TCVN 2100-2: 2007 Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ
TCVN 8267-3: 2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định độ cứng Shore A
TCVN 8267-4: 2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa
TCVN 8267-6: 2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định cường độ bám dính
TCVN 8653-4: 2012 Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn

Tiêu chuẩn về băng cách nước cho khe co dãn

  • Phải chống thấm tuyệt đối,  không để nước xuyên qua
  • Chiều rộng băng ít nhất 200mm
  • Đường kính hoặc độ rộng của gân giữa bé nhất là 10mm
  • Độ co dãn của gân giữa của băng lớn hơn 200%. (Tuỳ thuộc vào yêu cầu chuyển vị của khe lún).

Tiêu chuẩn về gioăng cách nước cho các mối nối nguội

Với loại dạng tấm:

  • Chiều rộng bằng hoặc bé hơn 150mm;
  • Có khả năng chống kiềm hóa, kháng ăn mòn.

Với những dòng vật liệu trương nở:

  • Cạnh nhỏ nhất hoặc đứờng kính khoảng 10mm trở lên;
  • không bắt đầu trương nở từ 24 giờ kể từ khi xúc tiếp mang nước.

Tiêu chuẩn của vật liệu chống thấm chuyên dụng cho sàn đáy

  • Không được cho nước xuyên qua;
  • Chiều dày từ 3mm trở lên;
  • Nối với nhau bằng phương pháp gia nhiệt hoặc tự và lúc tiếp xúc mang nước.

Tiêu chuẩn của quá trình thi công chống thấm

Tiêu chuẩn của quá trình thi công chống thấm
Tiêu chuẩn của quá trình thi công chống thấm

Với thợ sơn

  • Thợ thi công cần phải trang bị các đồ bảo hộ an toàn lao dộng như mũ, nón, găng tay…
  • Thợ sơn cần biết cách đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc có kinh nghiệm trong việc pha trộn các chất chống thấm.
  • Khi sơn phải đều tay và thi công lớp sơn sau vuống góc với lớp trước.

Với quá trình chống thấm

Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt: Phương pháp này thường dùng sơn chống thấm hoặc màng Bitum. Về cơ bản là bề mặt cần được tách tiếp xúc khỏi các nguồn thấm như nước, hơi ẩm,…

Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối: Phương pháp này được ứng dụng trong quá trình xây dựng. Các chất chống thấm sẽ được trộn cùng với xi măng theo một tỉ lệ hợp lí. Giúp ngăn ngừa nước thấm cho phần bê tông, để cả khối có khả năng kháng nước hoàn toàn.

Tiêu chuẩn chống thấm phun thẩm thấu: Phương pháp này cho bề mặt một lớp kháng nước tuyệt đối, nước không thể thấm vào trong. Độ dày tiêu chuẩn cần đạt tối thiểu 5mm và cũng tùy theo các thành phần, chất liệu. Vật liệu chống thấm sau khi được phun, phủ kín lên bề mặt thì sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong. Tạo ra một lớp chèn và lấp đầy các mạch mao dẫn, kẽ hở giữa các hạt cốt liệu, giúp cho vật liệu trở nên kháng nước, kháng ẩm.

Xem thêm : Chống thấm cửa nhôm kính các loại hiệu quả, chuẩn xác 100%

Quy trình thực hiện nghiệm thu chống thấm

Nghiệm thu tốt không chỉ dựa vào mỗi quá trình kiểm tra theo tiêu chuẩn. Mà quá trình thi công cũng phải đảm bảo các yêu cầu tiến độ thì mới đật được hiệu quả tổng thể cao

Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm trong thi công quét Sika, sơn chống dột phải đảm bảo một số yếu tố như:

  1. Bề mặt mịn, phẳng, đồng màu và không có vết loang lổ hay vết chổi sơn
  2. Bề mặt không có bọt bong bóng khí, vết lồi lõm
  3. Không có vón cục, vết nứt, vỡ trên bề mặt
  4. Điều quan trọng chính là kiểm tra khả năng chống nước trong 24h. Bằng cách thử nước bạn sẽ biết được kết quả nghiệm thu chống thấm có đạt chuẩn không

Qua bài viết trên của chúng tôi mong rằng các bạn đã biết thêm về nghiệm thu chống thấm. Mong rằng bài viết trên của Chống thấm dột Hà Nội có ích với các bạn đọc giả.

Rate this post

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972458686