Xi măng ăn tay rất dễ gặp gặp trong đời sống và có thể bị nhầm lẫn với viêm da cơ địa do có một vài dấu triệu chứng giống nhau. Tuy không có nguy hiểm nhưng tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác như bội nhiễm, khó điều trị. Vì vậy người bị dị ứng xi măng ăn tay cần được điều trị sớm và đúng cách nhằm để tránh các tổn thương nghiêm trọng cho da.
Đã thêm:
Mục lục
Dị ứng xi măng ăn tay là gì?
Xi măng đã và đang là một trong những vật liệu quan trọng nhất của con người. Không chỉ giúp chúng ta xây nên những tòa nhà cao chọc trời mà còn giúp chúng ta xây những mái ấm nhỏ bé của mỗi người. Vì thế, có rất nhiều người tiếp xúc với xi măng hàng ngày.
Tuy vậy, xi măng được sản xuất từ các cốt liệu thô sẽ có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nếu tiếp xúc trong một thời gian dài.
Dị ứng xi măng là bệnh viêm da dị ứng do tiếp xúc thường xuyên với xi măng trong một khoảng thời gian dài. Xi măng là chất được sản xuất từ các thành phần cốt liệu có tính bazơ cao nên có tính ăn mòn. Điều này khiến cho da tay bạn khi tiếp xúc trực tiếp với có thể bị xi măng ăn tay ăn, mòn cấu trúc da.
Xi măng ăn tay là gì
Những vị trí thưỡng xuyên bị dị ứng xi măng ăn tay là những bộ phận bị hở ra hay thường xuyên động chạm tới xi măng. Đặc trưng là bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ, da đầu,… Các triệu chứng của dị ứng xi măng ăn tay có thể xuất hiện trọng vòng từ 3 đến 12 tháng khi đi làm, tiếp xúc với xi măng.
Triệu chứng của dị ứng xi măng ăn tay có thể kéo dài mãi nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời và đúng cách.
Xem thêm : Xi măng khô trong bao lâu? Cách làm xi măng khô an toàn nhất
Biểu hiện, nguyên nhân của việc dị ứng xi măng ăn tay
Khác với một vài bệnh dị ứng da khác như dị ứng da cơ địa, thời gian triệu chứng của dị ứng xi măng thường xuất hiện muộn, ít nhất là từ 2, 3 tuần tiếp xúc với xi măng.
Có hai tình trạng viêm da do dị ứng xi măng:
- Viêm da kích ứng: Hiện này xuất hiện khi da bắt đầu tiếp xúc với xi măng. Để lâu mà không điều trị sẽ xảy ra viêm da dị ứng
- Viêm da dị ứng: Điều này sẽ xảy ra khi da tiếp xúc với xi măng trong thời gian dài. Hoặc có thể do viêm da kích ứng và không được điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, viêm da dị ứng xi măng rất thường gặp, bởi dù việc tiếp xúc với xi măng ở mức độ nào, da cũng dễ bị viêm và tổn thương.
Dị ứng do tiếp xúc với xi măng nhiều
Những biểu hiện của bệnh sẽ dần xuất hiện ở các vùng tiếp xúc với xi măng như: đầu ngón tay, đầu ngón chân. lòng bàn tay, cổ… Cùng với đó là các triệu chứng:
- Xa sẽ bị khô và hình thành các mảng vẩy, da nhẵn vì bị ăn mòn nên sẽ tạo các vết chai, sừng,..
- Nổi mẩn đỏ, gây ngứa nhiều, mọc mụn nước
- Da bị khô sẽ khiến bong, tróc dễ dàng. Càng tiếp xúc nhiều sẽ dẫn đến lở loét da, ngứa ngáy, nhiễm trùng, gây khó chịu trong sinh hoạt và công việc
Những đối tượng bị dị ứng xi măng ăn tay nhiều nhất là những người làm nghề lao động chân tay, thợ xây, phụ vữa, thợ hồ,.. Với đặc thù thường xuyên phải làm việc với môi trường có nhiều xi măng trong suốt cuộc đời nên bệnh dị ứng xi măng ăn da tay ở những người này là điều không thể tránh khỏi.
Vậy khi bị rồi thì chữa như nào hay làm gì để bệnh không phát năng hợn. Hãy làm như chúng tôi dưới đây
Bị xi măng ăn tay phải làm sao
Tuy không gây nguy hiểm nhưng việc bị dị ứng xi măng ăn tay là vô cùng khó chịu, nếu không chăm sóc cẩn thận thì sẽ có nguy cơ tự hại chính bản thân. Vì thế, tìm cách khắc phục ngay khi vừa chỉ kích ứng da là vô cùng cần thiết.
Thuốc điều trị xi măng ăn tay
Các bạn có thể áp dụng một số phương pháp để điều trị khi bị dị ứng xi măng ăn tay tại nhà như sau:
- Để ý tránh tác nhân gây kích ứng/dị ứng da: Cần tránh tiếp xúc thêm với các chất có tính kích ứng da như dầu rửa bát, bột giặt,… Các bạn có thể hỏi chi tiết bác sý về những điều này.
- Sử dụng kem hoặc mỹ phẩm chống dị ứng: Các bạn có thể tim ở các hiệu thuốc các sản phẩm giảm ngứa, ưng tấy ở da. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thuốc mỡ chống viêm để bôi lên vùng da dị ứng 1-2 lần/ngày, sử dụng trong vòng từ2 – 4 tuần.
- Uống thuốc trị ngứa: Nếu bị ngứa dữ dội, uống các loại thuốc có chứa thành phần chống viêm (corticosteroid hay antihistamine) như Benadryl.
- Sử dụng băng gạc lạnh: Làm ẩm khăn bằng vải mềm và đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 15-30 phút để làm dịu da. Lặp lại vài lần trong ngày.
- Tránh làm trầy xước da: Không để móng tay dài, tránh gãi lên da và tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
- Bảo vệ đôi tay, chân: Sau khi rửa chân tay, bạn nên lau sạch và sấy khô. Dùng kem dưỡng ẩm và chọn các loại bao tay/ủng phù hợp với mục đích sử dụng và tình trạng dị ứng. Ví dụ, hãy dùng bao tay nilon/ủng cao su nếu tay/chân thường xuyên tiếp xúc với chất lỏng, hợp chất có chứa xi măng.
Cách phòng tránh dị ứng xi măng ăn tay
Các quan trọng và cơ bản nhất là giữ gìn an toàn lao động. Bạn cần phải rửa tay với nước ấm và xà phòng, chà kỹ các kẽ ngòn tay sau mỗi giờ lao động mệt mỏi, tiếp xúc nhiều với xi măng. Điều này sẽ ngăn tối đa việc kích ứng da tay và tránh bị xi măng ăn tay.
Nên sử dụng các biện pháp để tránh tiếp xúc nhiều với xi măng tránh bị xi măng ăn tay
Theo các chuyên gia da liễu, việc không tiếp xúc tới mức tối thiểu vẫn là cách hiệu quả để tránh khỏi tình trạng này. Trong trường hợp phải tiếp xúc, bạn cần đeo bao tay và sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách để giúp hạn chế các ảnh hưởng do dị ứng.
Xem thêm : Xi măng trộn với cát và nước tạo thành gì
Trên đây là bài viết của Chống thấm dột tại Hà Nội. Mong rằng với bài viết trên các bạn có thể biết cách để tránh bị xi măng ăn tay và có những giờ lao động hăng say nhất.