Xi măng trộn với cát và nước tạo thành gì hẳn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.
Xi măng là một vật liệu cần thiết bậc nhất trong ngành xây dựng. Ở trạng thái bình thường, xi măng có dạng bột, mềm. Nhưng sau khi trộn cùng nước thì sẽ có hiện tượng ninh kết lại. Nó có thể kết hợp cùng với cát hoặc đá vụn để trở thành vật thể rắn rất kiên cố.
Xi măng là thành phần cấu tạo chính để làm thành vữa và bê tông.
Xi măng trộn với cát và nước tạo thành vữa xây
Bê tông là loại xi măng có trộn thêm các cốt liệu đá vụn, đá dăm
Định nghĩa xi măng

Xi măng (Cement) là hợp chất kết dính thủy hóa. Bình thường có dạng bột mịn, khi trộn chung với nước sẽ tạo thành dạng hồ dẻo. Sau đó sẽ kết tinh, đóng rắn trong không khí và tạo ra loại vật liệu bền chắc.
Xi măng là hỗn hợp nhiều thành phần, có sự liên kết chặt chẽ với nhau như canxi, nhôm, silic, sắt,… và nhiều thành phần khác. Bằng phản ứng thủy hóa với nước, xi măng sẽ tạo thành keo hồ có tác dụng kết dính các vật liệu xây dựng khác nhau. Từ đó để tạo thành một khối chắc chắn tồn tại cực kì lâu.
Để biết chi tiết các thành phần của xi măng, các bạn có thể tham khảo tại đây >> Xi măng thuộc loại vật liệu nào? Thành phần, phân loại?
Xi măng đông lại như thế nào
Hiện nay, xi măng hay được sử dụng nhất là loại xi măng thủy lực. Loại xi măng này ninh kết rắn lại bằng cách thủy phân hóa các hạt khoáng chất clinker khi thêm nước vào.
Xi măng thủy lực (Ví dụ là xi măng pooclăng) được sản xuất từ hỗn hợp Silicat và Oxit. Bốn thành phần hat khoáng chính của có trong xi măng được ký hiệu hóa học là:
- C2S: Belite (2CaO-SiO2)
- C3S: Alite (3CaO-SiO2)
- C3A: Tricalcium aluminate (3CaO-Al2O3) (hay vẫn được gọi là Celite)
- C4AF: Brownmillerite ( 4CaO-Al2O3-Fe2O3 )